Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » “Sóng gió” lại nổi lên về vấn đề biển đảo

Trong số báo ngày 14.1, tờ China Daily dẫn thành ngữ “Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” để ví von về căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tại biển Đông.

“Ngay đầu năm mới, gió từ Manila đã một lần nữa thổi sai hướng, khi các chính trị gia nước này đưa ra những bình luận vô trách nhiệm sẽ làm bùng lên căng thẳng mới tại khu vực” – China Daily viết.


Manila muốn là “kẻ gây chuyện”

Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario yêu cầu Trung Quốc lý giải về việc điều tàu hải giám đến các quần đảo tại biển Đông – động thái mà Manila cho rằng sẽ làm dấy lên căng thẳng mới tại khu vực. Tuy nhiên, China Daily cho rằng “đây là cáo buộc sai trái”. Theo tờ báo này, Manila đã quyết định đóng vai trò của “kẻ gây chuyện” và tìm mọi cách để leo thang căng thẳng tại biển Đông. Để đối đầu với Trung Quốc về vấn đề này, Philippines còn “tìm hỗ trợ từ các nước khác, kể cả ngoài khu vực” như tăng cường liên minh quân sự với Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, China Daily nhắc khéo cả Philippines và Nhật đều “không nên nhận định sai và đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc” trong việc bảo vệ cái mà tờ báo này cho là lãnh hải nước này.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines

Trong khi đó, tờ Philippines Inquirer bình luận 7 thập kỷ sau khi quân đội Nhật xâm chiếm Philippines, lịch sử đã rẽ sang một trang mới khi hai quốc gia cựu thù đã bắt tay xây dựng một liên minh an ninh nhằm chống lại mối đe dọa từ sự bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông. Trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Nhật đến Philippines hồi tuần trước, Tokyo đã đồng ý cấp 10 tàu hải giám cho Lực lượng Phòng vệ bờ biển Philippines (PCG) thông qua thỏa thuận vốn vay ưu đãi. Dự kiến, Philippines sẽ nhận số tàu hải giám trên trong vòng 18 tháng tới (năm 2014). Tờ Philippines Inquirer ngày 14.1 cho biết, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc Nhật giúp tăng cường năng lực cho PCG, để các tàu hải quân Philippines có thể bắn trả và làm chìm tàu đối phương. Dự kiến, PCG sẽ tuyển mộ thêm 300 nhân viên mới để điều hành 10 tàu hải giám mua từ Nhật. PCG sẽ có 1 năm để tuyển mộ các nhân viên cần thiết và tập huấn cho họ trong một năm tiếp theo trước khi được bố trí nhiệm vụ trên các tàu hải giám mới nhận từ Nhật.

Liên quan đến việc Trung Quốc công bố bản đồ chính thức mới, bao gồm mọi quần đảo trên biển Đông, bà Abigail Valte – Phó phát ngôn viên của Tổng thống Aquino – cho biết sẽ yêu cầu Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh xác minh thông tin cụ thể trước khi có phản ứng chính thức.

Nhật diễn tập nhảy dù bảo vệ đảo

Trong một diễn biến khác cũng liên quan đến yêu sách chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, Hãng NHK của Nhật ngày 14.1 cho biết lữ đoàn nhảy dù số 1 của Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản đã tổ chức diễn tập nhảy dù bảo vệ một hòn đảo hoang vắng. Tham gia cuộc tập trận có 300 lính dù, với 20 máy bay và 33 xe cơ giới (ảnh). Máy bay tuần tiễu P3C (được Nhật sử dụng để tuần tiễu tại quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) cũng tham gia diễn tập. Bộ trưởng Phòng vệ Onodera Itsunori nói, an ninh Nhật Bản đang bị đe dọa bởi việc Triều Tiên phóng tên lửa, đồng thời tàu và máy bay của Trung Quốc cũng xâm phạm không phận và hải phận Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku. Ông kêu gọi lữ đoàn này duy trì khả năng đối phó với bất cứ tình huống nào.

(BLDO)


Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa