Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Hiểm họa nếu hợp tác dầu khí với Trung Quốc

Vì chưa giành được “bãi Cỏ Rong” (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi mà Philippines đang kiểm soát thành tài sản của mình, Trung Quốc lại giở chiêu trò, kêu gọi Philippines hợp tác khai thác dầu khí tại bãi biển này. Trung Quốc đang âm mưu gì khi đưa ra đề nghị này?

Ngay sau khi Philippines kêu gọi các quốc gia thuộc khối ASEAN đoàn kết với nhau để đáp trả lại hành động gây hấn của Trung Quốc thì Trung Quốc liền tạo nhiều “cơ hội” để xoa dịu quốc gia này. Hết cố tình lên tiếng “dụ ngọt” sẽ ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết mâu thuẫn biển Đông giờ Trung Quốc lại tìm mọi cách để “làm thân” với nước này. Bạn bè quốc tế đã quen với tiểu xảo của Trung Quốc nhưng trước hành động yêu cầu Philippines hợp tác khai thác dầu – nơi mà Trung Quốc đang muốn chiếm lấy thì quả là làm trò cười cho thiên hạ!

Khai thác dầu khí trên biển Đông

Biết được tại bãi Cỏ Rong hiện có lượng dầu khí tương đối lớn. Với trữ lượng khoảng 3,4 nghìn tỷ feet khối khí và 440 triệu thùng dầu, lớn hơn trữ lượng mỏ khí Malampaya ở ngoài khơi Palawan nên Trung Quốc tìm cách khai thác. Khi không thể danh chính ngôn thuận khai thác mỏ vàng đen này, biết là yếu lý nên Trung Quốc lâm le xin hợp tác khai thác!

Bãi Cỏ Rong (Recto Bank hay Reed Bank) có trữ lượng khí đốt lớn

Cụ thể gần đây nhất là Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã bất ngờ mở lời với Philippines rằng: “Philippines và Trung Quốc nên cho phép Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Năng lượng Philippines của 2 doanh nhân Mahuel V.Pangilinan và Enrique Razon Jr tham gia một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong”. Bà Mã Khắc Thanh còn không ngại nhấn mạnh rằng: “Philippines hợp tác với Trung Quốc thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong thì đây là việc hoàn toàn hợp lệ”!?

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh

Liệu có hợp lệ không khi mà ai cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm lấy Cỏ Rong! Philippines đã kịch liệt phản đối và quyết bảo vệ bãi Cỏ Rong cho bằng được thì họ có ngờ nghệch đến mức bắt tay với kẻ thù để khai thác tài nguyên đất nước mình không? Nếu bắt tay, khác nào Philippines đang cống dâng dần bãi Cỏ Rong cho Trung Quốc!

Nổi tiếng là “giỏi xâm lấn, bành trướng” nên ai sẽ chắc chắn rằng Trung Quốc không dở trò? Thèm muốn bãi Cỏ Rong thế kia, bây giờ chiếm không được – Trung Quốc vẫn chai lì xin hợp tác thì dễ gì Trung Quốc từ bỏ tham vọng gom “Cỏ Rong” thành ao nhà?!  Phải chăng là nếu Philippines chấp nhận hợp tác khai thác dầu thì Trung Quốc sẽ có cơ hội nói với con cháu rằng: “Chính Philippines muốn hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu khí”. Điều đó, con cháu mang dòng máu Trung Quốc sẽ hiểu “nhầm” rằng bãi Cỏ Rong là của Trung Quốc?! Đến lúc đó, hình ảnh người Trung Quốc khai thác dầu trên bãi Cỏ Rong sẽ được dân Trung Quốc nói rằng: “nếu không phải chủ quyền của Trung Quốc thì tại sao người Trung Quốc lại ‘bình an vô sự’khi khai thác!

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tỏ ra hết sức thận trọng trước "dụ dỗ khai thác chung" của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong

Thời gian gần đây, Trung Quốc mãi tung hô khẩu hiệu “gác tranh chấp, cùng khai thác” làm cho nhiều người ngờ vực. Đến khi Trung Quốc dở chiêu trò “làm lành” với Philippines thì bộ mặt “nhân văn” của Trung Quốc càng thêm “đánh bóng”. Tính kế sách này, không khác nào Trung Quốc muốn từng bước biến “của người thành của ta”. Nếu như Philippines không nhận ra tiểu xảo này của Trung Quốc mà đi hợp tác thì không khác nào tạo điều kiện cho Trung Quốc leo thang.

Thiết nghĩ, để bảo vệ bền vững chủ quyền, ngoài việc phản đối – hợp tác quốc tế đáp trả lại chiêu trò của Trung Quốc, Philippines cần tỉnh táo trước những lời yêu cần khiếm nhã của anh bạn láng giềng. Vì, nếu không sáng suốt khi hợp tác với Trung Quốc thì phần lợi và lời chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi. Lúc đó, Trung Quốc sẽ nhận nhiều lợi nhuận còn Philippines sẽ mất đi rất nhiều!

Hải Dương


Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa