Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Dư luận phê phán chính sách biển ngang ngược của Trung Quốc

Chủ trương xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển đang là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng, mối quan ngại và thúc đẩy các nước hợp tác chống lại mưu đồ của Trung Quốc.

Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ đại dương. Biển chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, gắn bó khăng khít với sự tồn tại của con người, cũng liên quan chặt chẽ tới sự hưng suy của quốc gia. Nhìn lại lịch sử thế giới, rất nhiều nước trên thế giới đều đã trải qua con đường dựa vào biển để trỗi dậy, nhờ vào biển để cường thịnh. Các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Mỹ trỗi dậy đều từ biển. Bước vào thế kỷ 21, địa vị của biển trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao quốc tế lại càng rõ rệt hơn. Tình hình đặc trưng là xung đột và đấu tranh giành giật không gian biển và nguồn lợi biển tăng mạnh trong thế kỷ 21.

Bảo vệ chủ quyền Biển Đảo của Tổ quốc Việt Nam

Trung Quốc trong lịch sử từ xa xưa đến tận những năm 1980 là cường quốc lục địa. Bốn hiện đại hóa đã thức tỉnh Trung Quốc trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh biển. Trung Quốc đã không bỏ phí một chút thời gian nào. Sự kiện nổi bật mới đây là Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đã chính thức hóa chiến lược biển, khi tuyên bố: Trung Quốc quyết tâm “nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích biển của quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Mục tiêu là mở rộng không gian hoạt động cho lực lượng hải quân Trung Quốc và tận lực khai thác tài nguyên, hải sản biển để nuôi sống 1,3 tỷ dân Trung Quốc.

Trong hành động, vô số thế lực chính trị và kinh tế Trung Quốc đã lợi dụng những căng thẳng về lãnh thổ để phục vụ những lợi ích riêng của họ, điều này đã gây sức ép, buộc các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh lên gân lập trường. Theo báo Le Monde Diplomatique (Pháp), nhiều tác nhân Trung Quốc tham gia các phi vụ làm ăn trên Biển Đông, được gọi là “9 con rồng cướp biển”, dựa theo truyền thuyết. Trên thực tế, con số các tác nhân vượt xa so với số lượng con vật huyền thoại kia. Trong số đó có các chính quyền địa phương, Hải quân, Bộ Nông Nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, các lực lượng an ninh, thuế quan hay Bộ Ngoại giao.

Chính quyền của các vùng ven biển Hải Nam, Quảng Tây và Quảng Đông lại ra sức tìm đầu ra cho các sản phẩm xí nghiệp của họ vì nếu thành công, chỗ đứng của họ trong bộ máy Nhà nước sẽ được đảm bảo. Chừng nào họ càng bày tỏ cứng rắn, họ còn được giao quyền quản lý công việc địa phương. Những ham muốn càng được kích thích bởi sự kết hợp của một chính sách tăng trưởng với một quyền tự trị lớn hơn của các nhà chức trách địa phương. Đó là lý do tại sao họ khuyến khích các ngư dân của nước họ xâm nhập sâu hơn nữa vào các vùng biển tranh chấp, đặc biệt là bằng cách bắt ép các ngư dân phải hiện đại hóa tàu bè của mình và trang bị các hệ thống dò đường bằng vệ tinh. Việc ưu tiên cấp giấy phép đánh cá cho các tàu đánh cá lưới rê cỡ lớn nhất chính là một sự kêu gọi khác theo hướng này.

Nội hàm “cường quốc biển” của Trung Quốc là gì?

Báo Hải dương Trung Quốc số ra gần đây đăng bài viết của Cục trưởng Cục hải dương quốc gia Trung Quốc về một số vấn đề cần xem xét liên quan đến công tác xây dựng cường quốc biển theo tinh thần mà Đại hội 18. Ngày nay Trung Quốc xác định họ vừa là nước lớn lục địa, cũng vừa là nước lớn về biển.

Nội hàm “cường quốc biển” của Trung Quốc gồm 5 phương diện là nhận thức về biển, sử dụng biển, sinh thái biển, quản lý biển và biển hài hòa.

Trung Quốc vươn tới tận Nam Mỹ trong hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế trên biển của nước khác: Tàu cảnh sát biển Argentina đang áp tải ra khỏi hải phận hai tàu đánh cá Trung Quốc đánh bắt hải sản bất hợp pháp tại vùng biển của nước này hồi cuối năm 2012

Về nâng cao nhận thức về biển, giới lãnh đạo Bắc Kinh chủ trương tăng cường nghiên cứu khoa học biển. Họ chủ trương tăng cường nghiên cứu gien sinh vật dưới biển sâu, nâng cao trình độ nghiên cứu công nghệ thăm dò biển. Trung Quốc chủ trương đào tạo nhân lực mới về công nghệ biển, quản lý ngành biển, nhân tài nghiên cứu cơ sở về biển. Trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài mũi nhọn theo mô hình sáng tạo, hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác nhân tài biển. Bắc Kinh chủ trương mở rộng công tác văn hóa biển và tuyên truyền về biển, mở rộng diện phổ cập kiến thức về khoa học công nghệ biển, kinh tế biển và pháp luật biển, đào tạo, tích lũy và phát huy tinh thần biển.

Về sử dụng biển, chú trọng phát triển mở mang kinh tế biển, trù tính chung cả đất liền và biển, hoàn thiện hệ thống phân định khu chức năng biển cấp quốc gia và cấp tỉnh, làm tốt quy hoạch phát triển ngành nghề biển, quy hoạch kinh tế biển, quy hoạch bảo vệ biển đồng thời với những quy hoạch khác, liên kết phối hợp giữa các khu quy hoạch. Nhằm nâng cao trình độ khai thác sử dụng biển, xoay quanh một số mặt như: Cải tạo, nâng cấp ngành nghề biển, cải thiện, khắc phục những khó khăn, bế tắc gặp phải trong quá trình đào tạo con người, giúp đỡ ngành nghề biển mới nổi, mở rộng phối hợp giữa sản xuất, học tập, nghiên cứu, thúc đẩy phát triển kinh tế biển vừa tốt vừa nhanh; khai thác nguồn tài nguyên sinh vật biển, tập trung đột phá vào kỹ thuật đánh bắt cá biển, kỹ thuật nuôi trồng trong môi trường nước biển, kỹ thuật chăm sóc cây trồng có khả năng chịu mặn, làm cho tỉ lệ đóng góp của kỹ thuật trong khai thác sử dụng biển tiếp tục được nâng cao.

Cuộc xâm lấn trên giấy tờ – hành động cướp đất mới nhất của Bắc Kinh

Báo Dân tộc của Thái Lan mới đây đăng bài “Cuộc xâm lấn trên giấy tờ của Trung Quốc”, trong đó bình luận rằng một liên minh ứng phó đang hình thành để phản đối hành động cướp đất mới nhất của Bắc Kinh qua việc in bản đồ vào hộ chiếu Trung Quốc. Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Đài Loan đã kịch liệt phản đối hộ chiếu mới của Trung Quốc. Giáo sư nghiên cứu Đông Á Bruce Jacobs của Trường đại học Monash Australia nhận xét: “Bản đồ này khẳng định bản tính ngang ngược ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc đưa ra tuyên bố đối với các vùng lãnh hải tranh chấp”. Mỹ cho rằng bản đồ trong hộ chiếu mới là “nguyên nhân gây ra sự căng thẳng và mối lo ngại” trong số các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam và Philippines đã từ chối đóng dấu thị thực cho các hộ chiếu mới của Trung Quốc và thay bằng việc tạo ra một mẫu thị thực riêng, trong khi Đài Loan thì bác bỏ biên giới biển trong bản đồ nói trên.

Ấn Độ, nổi giận với bản đồ thể hiện 2 bang Arunachal Pradesh và Aksai Chin ở khu vực Himalaya thuộc lãnh thổ Trung Quốc, đang cấp thị thực cho công dân Trung Quốc với dấu nổi in hình bản đồ riêng của New Delhi.

Sau việc đột ngột thúc đẩy hành động của Trung Quốc cướp đất ở Biển Đông, một liên minh an ninh đặc biệt đang nổi lên giữa Nhật Bản và các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền, gồm Việt Nam và Philippines, nhằm ngăn chặn hành động xâm lược hung hăng của Trung Quốc thông qua ngoại giao hoặc các biện pháp có khả năng khác. Giám đốc Học viện nghiên cứu Đông Á Yoshide Soeya thuộc Trường đại học Keio Tokyo cho biết: “Chúng tôi muốn xây dựng một liên minh ứng phó của riêng mình tại châu Á nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc đang lấn lướt”.

(BĐTTQVN)


Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa