Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Kịch bản nào cho chiến tranh Trung – Nhật?

Nếu có chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì đâu là kịch bản cho cuộc chiến này?

Căng thẳng Trung Nhật đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt khi Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Hạ viện.

  • >> Trung Quốc cảnh cáo Nhật trước khi họp quốc hội

  • >> Thủ tướng Nhật Bản thề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

  • >> Tàu hải giám Trung Quốc lao vào tàu CSB Nhật Bản rồi “ăn vạ”


Mới đây, báo cáo của Bộ quốc phòng Nhật Bản đã đưa ra ba kịch bản nếu có của một cuộc chiến tranh với Bắc Kinh. Kịch bản đầu tiên đó chính là một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản xung quanh đảo tranh chấp Senkaku trên Biển Đông.

Từ khi Mỹ trao quyền quản lý các đảo cho Nhật Bản năm 1971, quyền sở hữu các đảo bị tranh chấp giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14.

Nhật – Trung sẽ chiến đấu vì Quần đảo Senkaku?

Nhật – Trung sẽ chiến đấu vì Quần đảo Senkaku?

Nhật Bản đã kiểm soát các đảo từ năm 1895 cho đến khi đầu hàng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. Mỹ quản lý quần đảo từ năm 1945 đến năm 1972, trước khi chúng được trao cho Nhật Bản theo Hiệp ước trao trả Okinawa giữa Mỹ và Nhật Bản.

Quần đảo là một vấn đề nóng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như giữa Nhật Bản và Đài Loan.
Cả Trung Quốc và Đài Loan đều công nhận rằng các đảo là một phần của huyện Nghi Lan thuộc Đài Loan.

Trong khi đó, Nhật Bản không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền, và coi quần đảo là một phần của thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa và không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan đối với các đảo.

Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc.

Căng thẳng Trung Nhật ngày càng trở nên xấu đi xung quanh việc tranh chấp trên đảo Senkaku. Ngày13/12/2012, Tokyo đã phải huy động 8 máy bay phản lực F-15 để xua đuổi máy bay Trung Quốc thâm nhập vùng trời của quần đảo Senkaku.

Đây là lần đầu tiên máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng trời Nhật bản kể từ năm 1958. Ngay sau đó, ngày 5/1, Nhật Bản cũng phải triển khai các máy bay chiến đấu để chặn một máy bay của Trung Quốc đang tiến về phía gần quần đảo Senkaku.

Ngay sau lễ tuyên thệ nhậm chức của tân thủ tướng Shinzo Abe, Nhật bản đã triệu tập đại sứ Trung Quốc tới để “phản đối kịch liệt” vụ các tàu của Chính phủ Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku.

Có thể nói, quần đảo Senkaku chính là điểm khởi đầu cho chiến tranh Nhật – Trung. Cả hai bên đều đang bất đồng trong việc khẳng định chủ quyền trên quần đảo này.

Khu trục hạm JDS Atago (DDG-177) của Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống Ageis.

Khu trục hạm JDS Atago (DDG-177) của Hải quân Nhật Bản được trang bị hệ thống Ageis.

Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng lưu ý rằng, nếu tranh chấp ở Senkaku được giải quyết thì hai bên có thể đàm phán qua con đường hòa bình, tránh việc sử dụng các biện pháp quân sự.

Kịch bản thứ hai, trong trường hợp các tranh chấp trên đảo Senkaku không được giải quyết, Bộ quốc phòng Nhật Bản cũng dự tính một cuộc chiến mở rộng với Trung Quốc trên các đảo Ishigaki và đảo Miyako, phía tây bắc Đài Loan.
Kịch bản cuối cùng, và có lẽ là kịch bản gây tranh cãi nhất, tập trung vào việc Nhật Bản sẽ làm thế nào với một cuộc xâm lược từ Trung Quốc trong năm 2021.

Các báo cáo của Bộ quốc phòng Nhật Bản chọn ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vì rất có thể Trung Quốc sẽ chọn một ngày lễ quan trọng để bắt đầu cuộc chiến.

Theo kịch bản, cuộc tấn công của Trung Quốc sẽ dựa chủ yếu vào xe lội nước, các lực lượng đặc biệt, tên lửa đạn đạo, và các máy bay chiến đấu.

Tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo DF-31 của Trung Quốc.

Các báo cáo đưa ra khả năng rằng Trung Quốc sẽ tấn công vào các căn cứ của Mỹ và Nhật Bản trên đảo Okinawa, trong khi sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa như DF-21D và DF-31, để đe dọa các tàu sân bay và các lực lượng quân sự của Mỹ nếu cố gắng can thiệp vào cuộc chiến.

Yếu tố Đài Loan

Báo cáo cũng lưu ý rằng Nhật Bản sẽ có hành động nếu như Trung Quốc tấn công Đài Loan. Hiện đã có nhiều suy đoán trong những năm qua rằng liệu Tokyo sẽ can thiệp hay không nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Một số nhà phân tích quân sự nhận định rằng, Đài Loan sẽ là một mắt xích quan trọng trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật.

Trong bối cảnh tranh chấp trên biển Hoa Đông không thể giải quyết một sớm một chiều khi mà Trung Quốc đang thách thức chủ quyền của Nhật Bản, tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tìm cách tránh gây căng thẳng với Đài Loan.

Như một biện pháp đầu tiên nhằm hướng tới thỏa hiệp với Đài Loan, ông Abe có thể mở rộng quyền đánh bắt cá cho các ngư dân Đài Loan ở các vùng nước xung quanh quần đảo Senkaku.

Tên lửa phòng không Patriot của Nhật Bản.

Tên lửa phòng không Patriot của Nhật Bản.

Điều này sẽ giúp xoa dịu các căng thẳng, đặc biệt là sau vụ việc lực lượng bảo vệ bờ biển của hai bên xung đột với nhau sau khi hàng chục tàu cá Đài Loan thâm nhập các vùng nước mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền gần quần đảo Senkaku.

Chắc chắn, sự bành trướng của Trung Quốc trong năm 2012 ở biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ là một lời “nhắc nhở” mạnh mẽ với Tokyo.
Như vậy, hơn là nghe theo việc “từ bỏ” Đài Loan của một số ít của các học giả Mỹ vì lợi ích của “cải thiện” mối quan hệ với Bắc Kinh, Tokyo có thể nghiêng nhiều hơn về khả năng cải thiện mối quan hệ với Đài Loan như một rào cản tự nhiên trước sự mở rộng của Trung Quốc.

Mới đây, LDP cũng vừa đề nghị tăng ngân sách quốc phòng trong năm tài khóa 2013 bắt đầu từ ngày 1/4 sắp tới thêm khoảng 100 tỷ yen (tương đương 1,1 tỷ USD) so với mức 4.710 tỷ yen mà Đảng DPJ từng đề nghị trước đó.

Nếu được Quốc hội thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng 11 năm qua ngân sách quốc phòng của Nhật Bản được tăng lên nhằm củng cố quyền lực cứng của quốc đảo này.

(BSH)

Tin liên quan
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
  • Trung Quốc cáo buộc Nhật nói dối vụ ngắm bắn radar

    - 01/03/2013

  • Máy bay Trung Quốc xâm nhập Senkaku, F-15 Nhật Bản cất cánh khẩn cấp

    - 28/02/2013

  • Nhật triển khai máy bay chặn máy bay Trung Quốc

    - 28/02/2013

  • Viên tướng “diều hâu” Trung Quốc lên tiếng hung hăng

    - 28/02/2013

  • Senkaku dễ nổ nhất trong “4 thùng thuốc súng” vây Trung Quốc

    - 27/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Một phản hồi đến “Kịch bản nào cho chiến tranh Trung – Nhật?”

  1. Linh Quyền Linh Quyền
    10/01/2013 - 7:32 pm

    Không ai muốn chiên tranh. Vi vây đây k phải là lúc ai thăng ai thua. Ai manh ai yêu. Hay ngôi lai và thao luôn cung nhau. Tôi k muôn môt phat xit nhat . Cung k muôn môt tq quân phiet hieu chiên tranh. Tôi cung k muôn môt viet nam ba phai. Phai biet minh ơ đâu . Không có đông minh .k chiên tranh

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa