Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Tổng hợp chiêu bài thâm độc của Trung Quốc để độc chiếm biển Đông

Với âm mưu độc chiếm Biển Đông, trong thời gian vừa qua Trung Quốc không chỉ tiến hành nhiều hoạt động kinh tế nhằm tạo dư luận và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” trên Biển Đông, mà còn thực hiện các âm mưu thâm độc nhằm phổ biến bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn.

Hộ chiếu đường lưỡi bò

Mở đầu chuỗi hành vi thâm độc này là việc Trung Quốc in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu. Theo Tân Hoa xã và Trung Quốc Nhật Báo, từ tháng 5/2012, Trung Quốc đã sử dụng hộ chiếu điện tử.

Hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Trong hộ chiếu mới phát hành, Trung Quốc đã cho in đường 9 đoạn gây nhiều tranh cãi, thường được gọi là “đường lưỡi bò”. Báo chí Trung Quốc khi đăng tải thông tin về hộ chiếu mới cũng nhắc tới hình ảnh được in trên hộ chiếu như Vạn lý trường thành hay Cố cung, nhưng lại “tảng lờ” đường lưỡi bò phi pháp.

Hành động ngang nhiên này đã khiến những nước liên quan trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong đó có Việt Nam bức xúc, lên tiếng phản đối và yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung sai trái, vi phạm đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này.

Wechat phổ biến bản đồ có đường lưỡi bò

Bên cạnh việc in đường lưỡi bò vào hộ chiếu, Trung Quốc còn phát tán các bản đồ trên wechat – một trong những phần mềm ứng dụng nặng ký trong trận chiến tin nhắn trên mạng điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay.

Trước hàng loạt cáo buộc Wechat có thể gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Việt Nam, Thái Lan… Tencent Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc này.

Hơn 1 triệu người dùng Việt Nam không hề biết rằng, khi chấp nhận dùng WeChat, họ đã vô tình xác nhận chủ quyền “đường lưỡi bò” trên biển Đông là của Trung Quốc, được thể hiện trong bản đồ ngầm của sản phẩm này.

Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat vẫn sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Weixin, tấm bản đồ với “đường lưỡi bò” hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại Việt Nam đều xác nhận tấm bản đồ sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế này.

Hơn nữa, Phần mềm wechat được giới thiệu và khuyến khích sử dụng bởi 2 cái tên hot của The Voice là Bùi Anh Tuấn, Bảo Anh, và hàng loạt ngôi sao trẻ nổi tiếng như Bảo Thy, Đông Nhi, Ông Cao Thắng, Cường Seven, Chi Phu, Khởi My,… Điều này đã khiến số lượng người sử dụng Wechat đồng thời vô tình xác nhận tấm bản đồ có đường lưỡi bò tăng nhanh chóng.

Địa cầu ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc ở Philippines

Gần đây, ở Philippines xuất hiện rất nhiều quả địa cầu do Trung Quốc sản xuất nhưng ngấm ngầm thêm đường “lưỡi bò” 9 đoạn trên Biển Đông. Các quả địa cầu có xuất xứ Trung Quốc khác với quả địa cầu các nước khác bởi một chi tiết – đường lưỡi bò 9 đoạn ôm trọn 90% diện tích Biển Đông, thể hiện tham vọng bá quyền, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà và ngấm ngầm tuyên truyền cho thế hệ trẻ các nước có tranh chấp ở Biển Đông.

Quả địa cầu dùng trong giáo dục ở Philippines do Trung Quốc sản xuất có in "đường lưỡi bò".

Quả địa cầu lưỡi bò này được công ty National Book Store bán trong hệ thống nhà sách của mình, nhưng ngay sau khi nhận được thông báo từ Bộ Ngoại giao Philippines, NBS đã lập tức dừng bán và thu hồi tất cả số quả địa cầu lưỡi bò.

Quả địa cầu lưỡi bò được tiêu thụ nhiều ở Philippines bởi mức giá hấp dẫn của nó. Trong khi quả địa cầu “xịn” không có “đường lưỡi bò” do Mỹ sản xuất được bán với giá 2.000 peso (50 USD) thì quả địa cầu mà Trung Quốc ngấm ngầm in cả đường lưỡi bò thì loại to nhất cũng chỉ có giá 198 peso (5 USD).

Lồng đèn có chữ Tam Sa

Gần đây nhất là việc Trung Quốc tuồn những chiếc lồng đèn có ghi dòng chữ Tam Sa (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép, gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), và chữ Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa)…. vào Việt Nam.

Người dân tháo dỡ đèn lồng Trung Quốc, treo đèn lồng cờ đỏ sao vàng mô phỏng quốc kỳ Việt Nam.

Nhiều người dân Hải Dương, Hải Phòng cho biết, vô tình mua phải loại đèn lồng này về treo trong dịp Tết với giá từ 75 nghìn đồng đến 150 nghìn đồng mỗi chiếc mà không hề biết chữ Trung Quốc nói trên có nghĩa gì.

Ngay khi phát hiện sự việc trên, công an thị xã Chí Linh đã cho in chữ Tam Sa, Nam Sa viết bằng tiếng Trung, chuyển cho công an phường, cảnh sát khu vực để đưa cho các hộ dân tự đối chiếu. Gia đình nào thấy chữ trên đèn lồng giống với chữ mẫu sẽ tự tháo dỡ. “Sau khi được thông báo, nhiều hộ dân tự tháo bỏ đèn lồng chứ không cần đối chiếu. Thậm chí nhiều nhà vừa treo lên đã tháo xuống”, một công an thị xã Chí Linh cho biết.

Theo ghi nhận vào chiều 14/2, ngay tại cửa ngõ Hải Phòng, ở hai bên đường quốc lộ 5, đoạn qua khu vực Quán Toan, Q.Hồng Bàng, nhiều hộ dân cũng đã chủ động dán hình sao vàng năm cánh đè lên chữ Trung Quốc in trên đèn lồng, tạo thành đèn lồng đỏ sao vàng.

Dường như, các chiêu thức “mị dân” mới của Trung Quốc trong tiến trình hiện thực hóa tham vọng biến Biển Đông thành “của riêng” ngày càng phong phú và thâm độc vô cùng.

AK (Tổng hợp)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa