Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Cả châu Á ‘lâm nguy’ khi Trung Quốc có trong tay Su-35?

Phát biểu trên tạp chí Kanwa Defense Review (Hong Kong), đặc phái viên Yuri Baskoz ở Moscow cho rằng việc không quân Trung Quốc nhập khẩu 24 tiêm kích đa năng Su-35 của Nga có ý nghĩa chiến lược hoàn toàn mới, làm cho sức mạnh hải quân và không quân ở khu vực Đông Á nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Su-35 “lật ngược thế cờ” ở Đông Á

Yuri Baskoz khẳng định, lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, các nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và cả khu vực Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với ưu thế về công nghệ không quân của Trung Quốc ngay khi nước này có được tiêm kích Su-35 hiện đại nhất của Nga.

Châu Á ‘lâm nguy’ khi Trung Quốc có Su-35?

Tính tới thời điểm này, máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân Trung Quốc cũng chỉ cùng thế hệ với máy bay tác chiến chủ lực của các nước châu Á khác như Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản (tiêm kích thế hệ thứ 3). Nếu xét kỹ về mặt công nghệ và vũ khí, Su-30 MKI của Ấn Độ thậm chí còn vượt trội hơn hẳn những chiếc Su-30 MKK (phiên bản xuất khẩu dành riêng cho không quân Trung Quốc). Với Nhật Bản, nước này có đủ mọi loại vũ khí, chủng loại máy bay chiến đấu mà không quân Trung Quốc có, hơn nữa họ còn đi trước Trung Quốc trong một số lĩnh vực.

Sau khi sở hữu 24 chiếc Su-35, trình độ tác chiến của không quân Trung Quốc chí ít sẽ dẫn trước không quân Nhật Bản và không quân Ấn Độ nửa thế hệ trở lên. Bởi Su-35 là loại máy bay được thế giới công nhận thuộc thế hệ 4++, trang bị động cơ công suất lớn với lực đẩy gia tốc lên tới 14.500 kg, khiến Su-35 có năng lực đạt được tốc độ siêu âm nhanh chóng. Hơn nữa, Su-35 còn được trang bị hệ thống công nghệ kiểm soát lực đẩy kiểu vector (TVC) mà máy bay chiến đấu Su-30 MKI của không quân Ấn Độ được trang bị.

Su-30 MKI của Ấn Độ

Bên cạnh đó, Su-35 còn được trang bị radar IRBIS-E với cự ly hoạt động gấp 4 lần loại radar trang bị cho Su-30 MKK. Điều đó có nghĩa, giả sử Su-35 xuất hiện trên bầu trời Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc), nó có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở bán đảo Triều Tiên, tiến hành theo dõi 30 mục tiêu và có năng lực tấn công đồng thời 8 mục tiêu.

Trung Quốc tạm thắng 1-0

Theo kế hoạch, tới trước năm 2015, hãng Sukhoi mới hoàn thành đơn đặt hàng 48 chiếc Su-35S cho không quân Nga, nên sớm nhất là vào khoảng từ năm 2016 tới năm 2018, không quân Trung Quốc mới nhận được lô hàng 24 chiếc Su-35 mua từ Nga. Khi đó, không quân Nhật Bản vẫn chưa được nhận tiêm kích thế hệ 5 (F-35A) của Mỹ. Đối với Ấn Độ, chí ít là trước năm 2020, không quân nước này mới có thể được trang bị tiêm kích thế hệ 5 (FGFA). Trong trường hợp của Đài Loan, khi đó cho dù những chiếc F-16 của họ đã được Mỹ hoàn thành việc cải tiến công nghệ thì chúng vẫn kém hơn so với Su-35 và chương trình hợp tác nhằm nâng cấp F-16 giữa Đài Loan và Mỹ coi như vô dụng.

Sukhoi Su-35S

Như vậy, có thể thấy từ năm 2015 tới năm 2020, với việc có được những chiếc Su-35, không quân Trung Quốc sẽ đi trước không quân Nhật Bản và Ấn Độ về mặt công nghệ máy bay chiến đấu đang phục vụ trong quân đội. Về lý thuyết, hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) trang bị trên máy bay của Ấn Độ và Nhật Bản có tốc độ xử lý nhanh hơn nhưng các tính năng khác thì không mấy khác biệt so với Su-35. Ưu điểm của AESA là hiệu suất tương đối cao và cự ly hoạt động lớn. Việc có trang bị AESA hay không phụ thuộc vào khả năng làm chủ công nghệ và giá thành nên nếu cần thiết thì Nga cũng có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Sukhoi Su-35

So với Su-30 MKI, năng lực tác chiến tổng hợp của Su-35 chí ít là cao gấp 3 lần còn với F-15J của Nhật Bản là 4 lần. Chỉ với 24 chiếc Su-35, năng lực tác chiến của không quân Trung Quốc đã tương đương với 64 chiếc Su-30 MKI hay khoảng 80 chiếc F-15J. Như vậy, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2020 (hoặc 2022), chỉ có tiêm kích F-22A của Mỹ mới có khả năng đảm bảo sự cân bằng cơ bản về năng lực tác chiến trên không ở vùng Viễn Đông. Điều này có thể buộc Nhật Bản phải hối thúc đồng minh Mỹ tích cực hơn trong việc triển khai F-22A tới bố trí ở Okinawa.

Trung Quốc còn dự tính gì khác?

Một câu hỏi mà giới quan sát quốc tế đang rất mong muốn có câu trả lời là: Liệu có sự khác biệt nào giữa phiên bản Su-35 dùng trong quân đội Nga và Su-35 xuất khẩu sang Trung Quốc? Thực tế là cả Nga và Trung Quốc đều chưa biết chắc chắn bởi quá trình đàm phán chi tiết giữa hãng Sukhoi và Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga (Rosoboronexport)  với đối tác Trung Quốc vẫn đang tiến hành.

Sukhoi Su-35S

Điều kỳ lạ trong bản hợp đồng nhập khẩu Su-35 của Trung Quốc lần này là họ không bao gồm yêu cầu chuyển giao công nghệ. Về mặt lý thuyết, điểm khác biệt lớn nhất giữa phiên bản Su-35 dùng trong không quân Nga và phiên bản dùng cho không quân Trung Quốc là có thể Trung Quốc sẽ yêu cầu Nga lắp đặt một số vũ khí, thiết bị cảm biến và bộ truyền dữ liệu do Trung Quốc tự sản xuất. Đây là phương thức giống như Ấn Độ đã từng làm với Su-30MKI. Tất cả các máy tính dùng để thực thi nhiệm vụ trên Su-30 MKI đều do Ấn Độ chế tạo và giai đoạn tiếp theo là lắp đặt tên lửa siêu thanh đa năng BrahMos và tên lửa không đối không Astra do Ấn Độ sản xuất.

Sukhoi Su-35

Một dụng ý khác của Trung Quốc khi nhập khẩu Su-35 nằm ở động cơ 117S. Sau năm 2016, Trung Quốc có thể bắt đầu tiến hành bay thử loại máy bay có công năng như máy bay chiến đấu thế hệ 5 mà thực chất là sự kết hợp giữa J-20 và động cơ 117S vốn được trang bị cho Su-35. Nếu làm được như vậy, tới năm 2022, quân đội Trung Quốc có thể được trang bị máy bay chiến đấu thế hệ 5. Khi đó, cho dù không quân Ấn Độ có được máy bay chiến đấu thế hệ 5 và không quân Nhật Bản có được F-35A, không quân Trung Quốc cũng không hề kém cạnh về trình độ và công nghệ với sự góp mặt của J-20. Đồng thời những chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ không còn bị rơi vào thế yếu kém toàn diện.

Động cơ Sukhoi Su-35

Hiện nay, vấn đề lo ngại nhất của giới công nghiệp hàng không Nga là Trung Quốc có thể sẽ làm nhái động cơ 117S. Về vấn đề này, tạp chí trên cho rằng không cần phải lo ngại vì tới trước hoặc sau năm 2020, Trung Quốc cũng khổng thể nào làm nhái được động cơ có lực đẩy lớn, nếu không họ không cần phải nhập khẩu Su-35. Lợi nhuận xuất khẩu động cơ 117S cao hơn rất nhiều so với động cơ AL31F. Chỉ riêng động cơ 117S đã có giá xuất khẩu là 20 triệu USD, tương đương với việc xuất khẩu một chiếc máy bay huấn luyện YAK-130.

Một vấn đề khác là tại sao Trung Quốc chỉ nhập khẩu có 24 chiếc Su-35 ? Liệu Trung Quốc có đi lại con đường cũ như đã làm với Su-27, nghĩa là thử sử dụng trước, rồi “lần đá qua sông”, thấy tốt sẽ lại nhập khẩu tiếp lô thứ hai?

(INF)

Xem thêm: Gia vang hom nay, Thông tin Giá vàng, Điểm thi Đại học - Cao đẳng 2013, Sự kiện: Đoàn Văn Vươn
Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Ấn Độ, F-22A, , Su-30 MKI, tiêm kích đa năng, vùng Viễn Đông, Đài Loan, động cơ 117S,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa