Nguyễn Tấn Dũng » An ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Làm sao để ngư dân không bị đánh?

Những ai sinh ra và lớn lên ở miền biển sẽ hiểu được rằng biển thực sự quan trọng với người dân như thế nào. Gia đình tôi từ bao đời nay và cả thảy những thanh niên trai tráng trong làng đều chủ yếu mưu sinh bằng cái nghề đi biển. Cứ mỗi sáng khi tàu cập bến là xóm nhỏ lại rộn ràng cảnh người mua bán tấp nập, trẻ con mừng rỡ đón bố về… giờ thì những hình ảnh đó ngày một hiếm hoi dần. Rồi thì những người trong làng cũng dần bỏ xứ vào nam tìm việc làm vì không bám trụ nổi với làng nghề này. Còn những ở lại thì cũng vì mưu sinh mà đành thả trôi số phận trên biển, khi nỗi ám ảnh hai từ “tàu lạ” cứ lởn vởn trong đầu và nỗi lo cướp bóc, bắn phá cứ mãi rình rập, bám riết.

Vừa rồi, đọc báo thấy tin “Tàu cá Việt Nam bị tấn công, chặt cờ”. Thuyền trưởng Mai Văn Cường bàng hoàng kể lại: Khi tàu của ông đang đánh bắt tại đảo Cây (quần đảo Hoàng Sa) thì bất ngờ tàu Trung Quốc số hiệu 306 tiến đến. 3 người mặc đồng phục trên ca-nô cầm dùi cui, nói tiếng hoa nhảy sang tàu chúng tôi, đẩy toàn bộ anh em trên tàu về phía mũi, hai tay ôm đầu, cúi xuống đất, ai dám phản ứng liền bị đánh… Rồi người của tàu 306 chặt đứt dây neo, đập phá máy móc trên tàu, thậm chí họ còn chặt cột cờ của cả 2 tàu cá và ném xuống biển. Khi thấy họ chặt cột cờ, tôi đưa tay ra dấu ngăn cản thì bị một người mặc quân phục dùng dùi cui đánh liền 3 cái. Sau khi tàu 306 bỏ đi, những người trên 2 tàu của Lý Sơn cố gắng tìm lại các lá cờ nhưng chỉ tìm được một lá. Theo quan niệm của ngư dân, lá cờ là biểu tượng gắn bó của con tàu với đất liền nên việc mất cờ là hệ trọng.

Tàu QNg 90153 TS bị hư hại sau khi bị những người Trung Quốc phá hoại, cướp bóc

Xin bày tỏ sự tri ân và khâm phục trước lòng dũng cảm của những người thuyền trưởng như ông Võ Minh Vương, Mai Văn Cường và các thuyền viên của tàu QNg 96787 TS. Chính chiếc tàu cá bé nhỏ ấy đã cho chúng ta thấy rõ còn có những con người yêu Tổ Quốc hơn cả tính mạng và tài sản của mình. Họ tuy không phải là người lính thời xưa xông pha trận mạc, nhưng trên trận chiến thời bình họ chính là những cột mốc sống, sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy, mất mát vẫn quyết giữ cho được lá cờ Tổ Quốc và để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Nói về phía Trung Quốc, hành động chặt cột cờ rõ ràng là một sự khiêu chiến trắng trợn, coi thường luật pháp. Những hành động này chỉ có thể mô tả ngắn gọn bằng hai chữ “cướp biển”. Một dạng cướp biển có sự hậu thuẫn của giới diều hâu Trung Quốc để chúng tác oai tác quái trên khu vực ngư trường truyền thống của Việt Nam. Đáng nói là những hành động “cướp biển” này xảy ra chỉ vài tuần sau chuyến thăm Trung Quốc của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang hôm 19/6. Và Việt – Trung đã ký 10 văn kiện hợp tác, trong đó có thỏa thuận thiết lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên biển. Vậy thì không rõ sau khi sự việc xảy ra, đường dây nóng này có được sử dụng không? Hay nói như ông Lương Lê Phương-Cựu Thứ trưởng Bộ NN& PTNT: “Đường dây nóng là một cơ sở ban đầu để tiếp tục các hiệp định, ký kết khác để hai bên dựa vào đó có thể đưa ra những quyết định đứng đắn hơn. Tuy nhiên, “nó cũng không phải là một là bùa hộ mệnh”?.

Ông Mai Văn Lê, máy trưởng tàu QNg 90153 TS, bên chùm dây neo bị những người Trung Quốc chặt đứt

Thực tế, hành động “cướp biển” này chắc hẳn không phải là lần sau cùng. Còn nhớ hồi tháng 3 vừa qua, chúng manh động, xấc xược đến độ bắn cháy cả cabin tàu đánh cá của ngư dân Việt. Rồi những vụ chúng rượt đuổi, cho tàu đụng phá tàu ngư dân Việt thì đếm không xuể, chúng còn ngang nhiên vào tận bờ biển của Việt Nam để gây sự thì còn gì là luân thường đạo lý nữa… Hiện Việt Nam có 4 lực lượng chức năng bảo vệ ngư dân: Kiểm ngư, Cảnh sát biển, Biên phòng và Hải quân. Thế nhưng, dễ thầy mỗi khi ngư dân lâm nạn thì lại không thấy sự xuất hiện của các lực lượng này. Lý giải về điều này, những ngư dân đi biển cho biết: “Bảo vệ gì đâu! ra đó làm sao mà đụng được với Trung Quốc mà bảo vệ? Chỗ đó đâu có ra được chỉ có dân ra chứ bên quân sự đâu có ra được. Khu vực đó Trung Quốc nó quản lý hết làm sao mà ra. Đánh cá thì đánh chui ở Hoàng Sa chớ cảnh sát biển không tới mép nước nữa, do cũng chưa thấy nó. Cảnh sát biển của Trung Quốc thì có. Nếu bảo vệ thì bảo vệ một khúc nào đó thôi, ở vùng nhất định thôi chứ làm sao vô khu vực Hoàng Sa bảo vệ được? Khu vực san hô mới có cá còn ngoài khu vực đó thì nước nó sâu, có rạng không có san hô cho nên đâu có cá.”? Về điều này, Lương Lê Phương cũng nói: “Nhận xét về vụ tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi bị tấn công ngày 7/7 vừa qua khi đang neo đậu ở gần khu vực đảo Phú Lâm, vốn là một đảo nằm sâu trong khu vực chiếm đóng của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, ông Phương cho rằng “đây là câu chuyện rất nhạy cảm phức tạp”.

Ngư dân trên tàu cá bị tàu Trung Quốc bắn cháy nóc cabin: Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc

Dù muốn dù không thì những ngư dân được ví như cột mốc chủ quyền này, hiện vẫn đang bơ vơ trên biển, sẽ vẫn còn những cảnh cướp bóc, bắt bớ nếu như chúng ta không có biện pháp để hỗ trợ, đồng hành cùng ngư dân. Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho ngư dân, như như ông Lương Lê Phương nói, có nhiều việc cần phải làm hiện nay. Thứ nhất phải hỗ trợ ngư dân khi đánh bắt trên biển. Phải thành lập lực lượng kiểm ngư mạnh, đủ tầm để bảo vệ ngư dân khi đánh bắt xa bờ; Thứ hai là phải nâng cấp các tàu đánh cá xa bờ cho công suất lớn hơn để đảm bảo an toàn trong tình hình thời tiết xấu; Thứ ba là ngư dân phải được nhà nước hỗ trợ để tổ chức lại thành đội, thành tổ để tự cứu giúp lẫn nhau.

Thảo Nguyễn

(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Bắn cháy tàu cá
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa