Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giáo dục - Giải trí » Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: “Chúng ta bị đóng trong chiếc áo gia công nô dịch”

Ông Hòa thẳng thắn chia sẻ hiện số tiền FPT mang về thì IBM, Ocracle đã thu lại 60% và tập đoàn này chỉ được hưởng “phần xương”.

Chiều ngày 7/9/2013, tại Sự kiện Nghề nghiệp và Giáo dục chuyên nghiệp lớn nhất Việt Nam – Career Builder Day – Career & Education Expo 2013, diễn giả Nguyễn Hữu Thái Hòa có buổi nói chuyện tâm huyết về chủ đề: “Tư duy chiến lược cho lãnh đạo trẻ Việt Nam”.

Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa

Nguyễn Hữu Thái Hòa là một chuyên gia gốc Việt đã và đang làm việc 21 năm từ Đông sang Tây trong các lĩnh vực: Marketing, Sales, Quản lý Dự án, Vận hành Công nghiệp,… ông hiện giữ vị trí Giám đốc Chiến lược của Tập đoàn FPT và là người nhiệt tình truyền lửa cho thế lệ lãnh đạo trẻ Việt Nam qua dự án “10 ngàn nhà quản trị đẳng cấp”.

Đo chất lượng nhà lãnh đạo bằng gì?

Mở đầu buổi giao lưu, giám đốc Nguyễn Hữu Thái Hòa đặt ra câu hỏi về việc làm sao đánh giá được chất lượng của một lãnh đạo doanh nghiệp. Trong thời gian gần đây, giới doanh nhân và quản trị Việt Nam đặt ra chuẩn mực 3T gồm Tâm- Tầm- Tài để đánh giá một lãnh đạo tốt. Tuy nhiên theo ông Hòa đây là những điều khó đo lường và rất mơ hồ. Ông đặt câu hỏi: “Liệu có bao nhiêu người HR Manager ở đây định nghĩa được Tâm- Tầm- Tài và đo lường điều đó được? Làm sao đo được Tâm?”

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: "Chúng ta bỏ nhiều tiền bạc và công sức vào nhiều thứ không đâu"

Ông Hòa phản biện về ví dụ bầu Kiên trước đây vốn được mọi người tung hô là nhà lãnh đạo, ông bầu bóng đá có Tâm…thế nhưng sau đó bị bắt. Liệu những giá trị này có cần phải đánh đổi những chi phí lớn như vậy? Giám đốc chiến lược FPT cho rằng nên bắt đầu từ việc đơn giản là xây dựng chuẩn mực chi tiết về nhiệm vụ để đánh giá một vị trí lãnh đạo như bản JD (Job Description) của CEO. Tuy nhiên điều này chưa phổ biến thậm chí tại thời điểm ông Hòa gia nhập FPT, vị lãnh đạo Trương Gia Bình cũng chưa biết đến những khái niệm này.

Chúng ta đang ở đâu?

“Chúng ta đang ở đâu? Chúng ta muốn đi đâu?” là điều trăn trở vị giám đốc chiến lược của tập đoàn FPT đặt những bạn trẻ tham gia diễn đàn mà còn dành cho các vị doanh nhân Việt Nam. Ông Hòa cho biết kinh tế thế giới chia làm 3 nhóm gồm: Sản xuất gia công, Cung cấp dịch vụ, Sáng tạo sản phẩm. Theo ông Hòa, sản xuất gia công rất dễ kiếm tiền nhưng hiện nay cả đất nước đang bị đóng khung trong chiếc áo gia công nô dịch, ngưỡng nghèo.

Ngưỡng cung cấp dịch vụ gồm các nước đang phát triển như Mỹ, Pháp,…Để có được tiền, tạo ra một sản phẩm cần mất ít nhất 2 năm. Ông Hòa phân tích có những dịch vụ đôi khi chỉ cần tìm ra điểm gặp nhau giữa cung cầu, cung cấp được sản phẩm là có thể kiếm được tiền. Gần 20 năm nay Mỹ đã chuyển giao việc sản xuất cho các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam để theo hướng dịch vụ. Ngưỡng phát triển cao nhất là sáng tạo sản phẩm và những nước này mất từ 4-5 năm để tạo ra một sản phẩm tuy nhiên sau đó thu được rất nhiều tiền từ bản quyền sáng chế.

Giám đốc FPT nhấn mạnh đến lúc nào chưa có sản phẩm sáng tạo “Made in Vietnam” thì chúng ta mãi mãi làm gia công nô dịch cho nước khác. Ông Hòa thẳng thắn chia sẻ hiện số tiền FPT mang về thì IBM, Ocracle đã thu lại 60% và tập đoàn này chỉ được hưởng “phần xương”. FPT hiện mới mấp mé bước ra khỏi ngưỡng gia công và chập chững bước vào làm dịch vụ, còn rất xa để thực hiện giấc mơ “Made in Vietnam”. Trung bình thu nhập của một chuyên gia giỏi tại FPT chỉ bằng 1/50 thu nhập của một chuyên gia Nhật Bản.

"Người trẻ hiện đang ở trong một môi trường rất thuận lợi nhưng vô cùng rối rắm "

Hãy tự cởi trói mình

Là người dành nhiều tâm huyết cho người trẻ, giám đốc Nguyễn Hữu Thái Hòa chỉ ra rằng người Việt thiếu tự tin vào giá trị bản thân. Ông nhấn mạnh: “Không phải người da trắng nào cũng là chúa Giesu”. Ông Hòa dẫn chứng thống kê diễn đàn kinh tế thế giới gần đây: 40% thanh niên EU không có việc làm, 60% thanh niên Pháp tốt nghiệp không có việc, giới trẻ EU thiếu kỹ năng.

Ông phân tích điều này là nguyên nhân thiếu sót của giáo dục EU 20 năm nay trong đó có 4 điểm chính gồm: Thiếu kỹ năng khởi nghiệp, thiếu kỹ năng công nghệ thông tin, thiếu kiến thức toàn cầu hóa và thiếu tư duy giải pháp. Tuy nhiên người trẻ Việt Nam không hề thiếu kỹ năng khởi nghiệp hay tư duy giải pháp. Ngoài ra người lao động Việt Nam có kỹ năng nhanh nhạy trong làm việc. Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa giao thoa đặc biệt giữa phương Đông và phương Tây đồng thời nằm trên trục giao các luồng kinh tế quan trọng của thế giới.

Để Việt Nam thoát ra khỏi chiếc áo gia công, ông Hòa đề xuất nhiều giải pháp vĩ mô gồm tập trung cho 4 ngành mũi nhọn có tác dụng thúc đẩy nhanh chuyển dịch gồm: Công nghệ thông tin, nông nghiệp, du lịch và chuỗi phân phối. Bên cạnh đó giám đốc chiến lược FPT cho biết cần nhanh chóng giảm chi phí về thủ tục, loại bỏ những chính sách cũ kỹ lỗi thời, đẩy nhanh quá trình chuyển giao thế hệ… Ông Hòa lấy ví dụ so sánh, để làm thủ tục nhập thông quan tại Hong Kong mất 3 giờ, tại Singapore là 30 phút thì tại Việt Nam lên tới 3 ngày, điều này khiến chi phí của Việt Nam cao gấp 30 lần so với chuỗi cung ứng thế giới.

Đối với người trẻ, ông Hòa chia sẻ hãy tự cởi trói về tư duy cho bản thân trước khi trông chờ vào sự thay đổi từ các tác nhân bên ngoài.

(Trí Thức Trẻ)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: FPT, gia công, Nguyễn Hữu Thái Hòa
Share on Link Hay!  
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa