Khu vườn được thiết kế bởi nhà kiến trúc sư người Mỹ Charles Jencks và vợ ông Maggie Keswich dựa trên những cảm hứng về toán học và vũ trụ.
Charles Alexander Jencks sinh ngày 21/6/1939, tại Baltimore. Ông là kiến trúc sư, nhà lý luận và phê bình kiến trúc hàng đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại và còn là một kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng thế giới. Những cuốn sách của ông về lịch sử, hiện đạị và chủ nghĩa hậu hiện đại được biết đến rộng rãi trong giới kiến trúc.
Mặt bằng tổng thể khu vườn
Khu vườn rộng 30 mẫu Anh, được bắt đầu xây dựng vào năm 1988, dành riêng cho vợ của Jencks, tại Dumfries, Tây Nam Scotland. Đây có thể nói là một kiệt tác có một không hai trên thế giới. Khu vườn mở cửa duy nhất một ngày trong năm.
Tại đây du khách sẽ không chỉ trầm trồ thán phục về tài nghệ của người làm vườn mà còn ngạc nhiên trước ý đồ thiết kế của nó.
Thiết kế độc đáo
Lối đi độc đáo
Cũng giống như các khu vườn Thiền Nhật Bản, khu vườn thiên đường Ba Tư, Khu vườn hình học thời kỳ Phục hưng của Anh và Pháp...khu vườn “Cosmic Speculation” được xây dựng từ sự chiêm nghiệm và hiểu biết về bản chất của thế giới loài người, của vũ trụ.
Có lẽ công trình chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi triết lý vườn Trung Quốc. Vì vậy, tất cả vạn vật đều "tự sắp xếp và hài hòa", được phản ánh trong việc lặp đi lặp lại các đường xoắn ốc trong khu vườn.
Khu vườn Cosmic Speculation là một mô hình thu nhỏ của của vũ trụ.
Charles Alexander Jencks đã sử dụng chúng như một cách kích thích trí tưởng tượng của người thiết kế và cả người sử dụng, nó cũng là cuốn tự truyện về thế giới loài người với những hạnh phúc và khổ đau, cá nhân và gia đình...
Khu vườn Cosmic Speculation hiện được đánh giá là một trong số những khu vườn quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Tự truyện về thế giới loài người
Khu vườn độc đáo
Các rảnh xẻ được thiết kế uốn lượn
Khu vườn chỉ mở cửa một ngày duy nhất trong năm
Du khách vào thăm khu vườn
Khu vườn cạnh khu nhà bếp, ban đầu bao gồm 6 hình chữ nhật, sau đó được xây dựng thành một khu vườn ADN.
Mỗi hình chữ nhật đại diện cho một trong năm giác quan, cùng với giác quan thứ sáu là trực giác.
Mỗi chủ đề đặt trong mỗi tác phẩm điêu khắc dạng một chuỗi xoắn kép ADN.
Cây trồng lâu năm được trồng đan xen với các loại cây trồng theo mùa để tạo ra sự sống động và mới mẻ.
Các mô hình xoắn
Độc đáo với kiến trúc lạ
Khu bậc thang vũ trụ và các công trình kiến trúc nhỏ mang đầy biểu tượng
Điểm nhấn nổi bật khu vườn
Cây cầu màu đỏ qua suối
(Trí Thức Trẻ/Amusingplanet/cafeF)
Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Amusingplanet, CafeF, kiến trúc sư, toán học, Trí thức trẻ, vũ trụ