Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giáo dục - Giải trí » Lại một kiểu mất dạy!

Có lẽ, chưa bao giờ ở đất nước chúng ta, những khẩu hiệu cách mạng, sự tôn kính dành cho lãnh tụ lại được thể hiện một cách lộn xộn như bây giờ! Những thứ đáng ra phải được vinh danh thì lại bị mang ra, “vin” vào để trục lợi, thậm chí trở thành trò đùa cho những kẻ mất dạy.

Gây chú ý nhất về vấn đề này trong những ngày qua vẫn là sự việc ở chuỗi quán cà phê Cộng. Chuỗi quán này đã ngang nhiên xuyên tạc khẩu hiệu “Tiến lên. Toàn thắng ắt về ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành “Ngồi im. Toàn thắng ắt về ta”. Hình ảnh của Lê Nin, Các Mác cũng bị vẽ vời đủ kiểu, rồi cuốn “LeNin toàn tập” thì bị chế thành menu với những dòng chữ nguệch ngoạc bôi bẩn. Sự kiện này đã gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Chưa bao giờ, ở nước ta, những khẩu hiệu lịch sử, những giá trị tinh thần lại bị mang ra đùa cợt như thế.

Những khẩu hiệu được vẽ trên một chiếc xe ôtô

Ai cũng biết “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” là câu cuối trong Bài thơ chúc Tết năm 1968 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh phát đi trên sóng phát thanh quốc gia – đây trở thành hiệu lệnh phát động cuộc tấn công Mậu Thân lịch sử. Vậy mà, chủ của chuỗi “Cộng” cà phê sửa thành “Ngồi im…”. Đây rõ ràng là kiểu cách điệu mang hàm ý giễu cợt.

Việc chủ chuỗi quán cà phê Cộng xuyên tạc khẩu hiệu cách mạng có ý đồ gì không thì còn phải chờ kết luận từ cơ quan an ninh văn hóa nhưng việc mang những giá trị tinh thần của dân tộc, hình ảnh các bậc vĩ nhân ra “vẽ vời” và đặt không đúng chỗ đã là một việc làm không chấp nhận được.

Thật không thể tưởng tượng được việc chủ quán Cộng cho “chế” ảnh Karl Marx đội một chiếc xô bằng sắt trong khi Lenin, Stalin tay cầm ly, đầu đội phễu như trong một bữa tiệc còn Mao Trạch Đông cùng với Fidel Castro nâng cao lon Coca Cola.

Khẩu hiệu của quán được “cải biên” từ lời nhắc nhở của lãnh tụ Xô viết V.I. Lenin.

Lãnh tụ – là những người có công với một dân tộc và đã khuất, họ phải được đặt ở một vị trí xứng đáng để tôn vinh, chứ không phải để vin vào mà kiếm tiền như thế! Mang hình ảnh các lãnh tụ cách mạng của thế giới ra để vẽ vời làm trò đùa là một việc làm không được phép và đi ngược lại với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Khẩu hiệu xuyên tạc trong quán cà phê Cộng.

Phóng viên PetroTimes đã không khỏi giật mình với những khẩu hiệu được vẽ trên một chiếc xe ôtô: “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu muôn năm. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

“Liên hoàn khẩu hiệu” được gắn trên một chiếc xe tải không lấy gì là tử tế, sạch sẽ, phóng băng băng trên đường. Hình ảnh này lại khiến cho chúng ta nghĩ đến những chiếc xe ba gác vẫn thường gắn biển hiệu thương binh, gắn đủ các loại khẩu hiệu “yêu chế độ” nhưng kỳ thực là để thể hiện với thiên hạ “ta là thương binh” – làm cho các cơ quan chức năng, cảnh sát giao thông cũng “ngại” hơn khi xử phạt.

Ai cũng biết, xe ba gác ngoài đường, 10 xe gắn biển thương binh thì 8 ông là thương binh giả. Đã không ít lần người dân phải chứng kiến đám đội lốt thương binh này đi đòi nợ thuê, đi hành hung, gây áp lực. Những thương binh thật rất ít ai tham gia vào việc làm kiểu lưu manh như thế.

Khẩu hiệu bừa bãi, nhom nhem, chữ còn chữ mất – tài xế xe tải mang những khẩu hiệu cách mạng, khẩu hiệu tôn vinh lãnh tụ dán lên xe như một trò đùa cợt. Các cơ quan chức năng cần phải nhanh chóng nghiêm trị hành vi lếu láo này.

Treo các khẩu hiệu yêu nước, khẩu hiệu cách mạng không có gì là sai – điều này hoàn toàn được ủng hộ, nhưng những khẩu hiệu đó phải được đặt đúng nơi, đúng chỗ và trang trọng. Còn những kẻ lợi dụng khẩu hiệu để kiếm tiền, hàm ý cợt nhả, mang ra làm trò đùa thì cần trừng trị.

(PetroTimes)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Cafe Cộng, quán cà phê Cộng, Vô văn hóa, , Xuyên tạc lịch sử
Share on Link Hay!  
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa