Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị – Xã hội » Vua nhà Nguyễn có lập hoàng hậu?

Về lịch sử triều Nguyễn, lâu nay các sách vở thường nhắc tới một nguyên tắc “bất lập hoàng hậu”. Trong thực tế có đúng như vậy không? Các tài liệu lâu nay không thống nhất, chưa đưa ra văn bản nào của nhà Nguyễn quy định điều đó.

Không có chủ trương bất lập hoàng hậu

Còn vấn đề sách lập hoàng hậu và sách phong đông cung có quan hệ mật thiết với nhau, bởi con trai là thái tử, đương nhiên mẹ phải là hoàng hậu, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Bởi trong lịch sử có những ông vua lập nhiều hoàng hậu cũng không phải là hiếm.

Cuốn Đại Việt thông sử do Lê Quý Đôn biên soạn có đoạn viết: “Quốc thống ta nếu vẫn cứ theo như ngày xưa, phong tục cũ chưa thay đổi thì có vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu; vua Lý Thái Tổ lập 6 hoàng hậu, lại lập thêm 3 hoàng hậu nữa; vua Lý Thái Tông lập 7 hoàng hậu”. Sau này, vua Quang Trung có Chính cung hoàng hậu họ Phạm (bà sinh ra Quang Toản), lại có Bắc cung hoàng hậu Ngọc Hân.

Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại tấn phong ngay sau khi cưới.

Nam Phương Hoàng hậu được vua Bảo Đại tấn phong ngay sau khi cưới.

Vua Gia Long sáng lập vương triều Nguyễn từng lập Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Vua Minh Mạng kế vị cũng muốn lập hoàng hậu và chọn thái tử, nhưng vì cung cấm tồn tại lắm chuyện tranh giành khiến ông phải đắn đo cho tới lúc se mình chỉ kịp quyết định đưa hoàng tử trưởng Miên Tông nối ngôi vua Thiệu Trị (1841 – 1847).

Đến lúc Thiệu Trị sắp mất mới trăng trối với Quý phi Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ) trước mặt quần thần rằng: “Quý phi là nguyên phối của trẫm phúc đức hiền minh giúp việc nội cung cho trẫm đã 7 năm. Ý trẫm muốn sách lập hoàng hậu chính ngôi trong cung, tiếc thay do bận việc mà chưa kịp làm”.

Lời trăng trối ấy được ghi chép trong Đại Nam thực lục và sau đó ghi lại trong cuốn Nguyễn Phúc tộc thế phả (xuất bản năm 1995 – tr 281). Qua những tư liệu đó, rõ ràng nhà Nguyễn không có chủ trương bất lập hoàng hậu.

Việc tấn phong không rõ ràng

Đến đời vua Tự Đức (1848 – 1883) do không có khả năng sinh con, mặc dù lúc mới 14 – 15 tuổi đã cưới vợ và sau đó còn lấy thêm 103 vợ nữa, nhưng đến năm 35 tuổi vua vẫn không có con, mặc dầu đã chạy chữa bằng mọi cách. Nhà vua phải nhận làm con nuôi 3 người con của các anh mình: Ưng Chân, Ưng Kỷ và Ưng Đường. Đến khi ngã bệnh nhà vua mới di chiếu chọn người kế nghiệp.

Di chúc của vua Tự Đức viết: “Trẫm nuôi sẵn 3 con, Ưng Chân cố nhiên là học lâu trưởng thành chính danh đã lâu… sau khi Trẫm muôn tuổi, nên cho Quốc công Ưng Chân nối nghiệp”. Về sau, Trần Tiến Thành, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết là các phụ chính đại thần mưu bỏ vua này lập vua khác, đất nước rơi vào cảnh từ nguyệt tam vương (bốn tháng thay 3 vua) hoặc phải xin xuất bôn, vua bị bắt đi an trí – nên triều đình Huế suốt thời gian dài không có hoàng hậu.

Đến thời Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng (1926 – 1945) lên ngôi năm Ất Sửu (1426) thì đến năm Giáp Tuất (1934) cưới Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong ngay cho bà là Nam Phương hoàng hậu. Việc tấn phong đó rõ ràng không phạm đến quy định của triều đình.

Việc không lập hoàng hậu rõ ràng không được triều Nguyễn quy định và cũng không phải thông lệ.

(KHKT)


Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa