Để đảm bảo tất cả mọi người đều có tết, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, ngoài 393.500 triệu đồng hỗ trợ cho các gia đình, các địa phương sẽ ứng trước tiền hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp (DN) đã bị giải thể.
Tại chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 6/1, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, việc tri ân với người có công và chăm lo chính sách cho người nghèo trong dịp tết là công việc mà Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Đã hai năm nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu phải thực hiện đầy đủ kịp thời các chính sách đối với các đối tượng trong dịp tết, tổ chức thăm hỏi động viên cả vật chất lẫn tinh thần cho họ. Bên cạnh đó còn huy động các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp để có thêm nguồn lực.
“Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu, đề xuất Chủ tịch nước mức hỗ trợ người có công trong dịp tết năm nay cao hơn năm ngoái. Cụ thể nếu năm ngoái nguồn hỗ trợ 390 tỷ đồng, thì năm nay tăng lên mức 393,5 tỷ đồng, với hai mức hỗ trợ 400 nghìn và 200 nghìn đồng mỗi hộ. Trong điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đây là một cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước vì không những không giảm mà còn tăng nguồn hỗ trợ”.
Bộ trưởng Chuyền còn cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh rà soát lại những hộ nghèo để tất cả mọi người dân đều phải có tết vui vẻ, đầm ấm. Theo báo cáo các địa phương đến nay có 10 tỉnh đề xuất hỗ trợ với tổng số 23 nghìn tấn lương thực. Riêng đối với các hộ cận nghèo thu nhập chỉ trên mức hộ nghèo một chút, chẳng hạn 420 nghìn đồng/người mỗi tháng (tiêu chuẩn hộ nghèo dưới 400 nghìn đồng/người/tháng), theo bà Chuyền mức chênh lệch như trên không đáng kể. Bởi vậy trong dịp tết Chính phủ chỉ đạo sẽ hỗ trợ gạo cho họ.
Trước thực trạng nhiều công nhân hiện chỉ được hưởng 65 nghìn đồng/ca 8 giờ, lương thấp nhưng đã nhiều tháng chưa nhận được tiền công. Vậy trường hợp này có nằm trong diện được hỗ trợ trong dịp tết không?
Chia sẻ với người lao động cũng như cộng đồng DN, Bộ trưởng cho biết đã có văn bản chỉ đạo các DN và địa phương rà soát, huy động cộng đồng cũng như các DN khác để lấy nguồn hỗ trợ. Bên cạnh đó Bộ cũng yêu cầu DN cố gắng mức cao nhất để thanh toán nợ cho người lao động.
“Vừa rồi chúng tôi đi kiểm tra một số nơi, các DN nói rằng người lao động luôn gắn với DN. Trách nhiệm của người lao động càng cao thì năng suất lao động càng lớn. Bởi vậy DN xác định mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn dành một phần nhất định hỗ trợ cho người lao động trong dịp tết. Đối với DN có chủ bỏ trốn, giải thể, Bộ có tham mưu và Chính phủ đã đồng ý, chỉ đạo các tỉnh tạm ứng ngân sách thanh toán tiền lương, trợ cấp cho các đối tượng theo quy định. Sau đó sẽ bán đấu giá DN ấy rồi nộp lại cho ngân sách nhà nước sau. Trường hợp nào không trả đủ thì nhà nước sẽ cân đối và hỗ trợ” – Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói.
(IFN)
-
Kỳ 1: Trở lại La Pán Tẩn – Tết ở ‘bản góa phụ’
- 15/01/2013
-
GS Nguyễn Anh Trí: “Tết ta chỉ nên nghỉ 1-2 ngày”
- 15/01/2013
-
Thời đại văn minh nhưng ăn Tết theo kiểu làng xã
- 15/01/2013
-
Rùng mình với mứt tết bẩn
- 14/01/2013
-
Hà Nội phân luồng giao thông vào dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ
- 13/01/2013
Hiện chưa có phản hồi nào.