Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị – Xã hội » Tết cũng cần thay đổi: Nhiều người ngán những thứ được gọi là âm lịch

Thay đổi bao giờ cũng không dễ. Thay đổi một nếp văn hóa có từ nhiều trăm đời lại càng khó. Nhưng không phải không làm được. Thay đổi mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc, tại sao không?

  • >> Giới trẻ đổ xô xăm hình rắn cho… hợp phong thủy

  • >> Phong thủy năm Rắn: Sẽ có nhiều cuộc chiến tranh?

  • >> Phục vụ 9,7 triệu lượt khách du lịch dịp Tết

Nên ăn Tết “ta” hay Tết “tây” đã được đề cập cách nay dễ đến 10 năm. Gần đây chuyện Tết như được hâm nóng để “quên rét”.

Năm 2012 đã khép lại. Nhưng năm Nhâm Thìn thì vẫn đang nhọc nhằn chống trả rét đậm rét hại. Người lớn đang lo Tết mà chưa biết nhìn vào đâu. Cái năm Nhâm Thìn, rồng chẳng thấy đâu chỉ thấy suy thoái. Chỉ thấy nhiều đại gia phá sản hoặc chết… lâm sàng, và nhiều người mất việc… Còn đầu óc nào mà tết với nhất.

Nên ăn Tết "ta" hay Tết "tây" đã được đề cập cách nay dễ đến 10 năm.

Cách nay ít lâu, Tuần Việt Nam có bài của Nguyễn Phương, với nhiều kỷ niệm và cảm xúc với Tết “ta” nhưng cũng tỏ thái độ ủng hộ ăn Tết “tây” thay vì Tết “ta” như ý kiến của Gs Võ Tòng Xuân. Còn tác giả Bích Lê, cũng trên Tuần Việt Nam thì khẳng định như đinh đóng cột: Người “ta” phải ăn Tết “ta”.

Và hình như tác giả Bích Lê, không nói ra, cũng cùng một nỗi lo như Gs Hà Đình Đức, rằng sao “cứ phải theo người ta”, rằng theo Tây thì ông Công ông Táo còn biết lên báo cáo Ngọc Hoàng vào ngày nào…vv…và v.v…

Ai cũng có cái lí của mình.

Chẳng ai cố xúy nhưng ai ai cũng theo

Tết “tây” thì có lẽ ai cũng rõ rồi. Mới du nhập vào Việt Nam từ khi người châu Âu, người Pháp đến Việt Nam. Cùng với cái tết gọi là Tết “tây” ấy có cả cái lịch, lịch tây, (dương lịch) và cái đồng hồ chạy bằng giây cót, mỗi ngày có 24 giờ để tất cả theo đó mà ăn, ngủ, làm việc… Và nhiều ngày lễ khác nữa như Noel, Valentine…chẳng ai bảo ai, chẳng ai cổ xúy nhưng ai ai cũng theo. Tại sao?

Và ngày nay cả thế giới làm việc, nghỉ ngơi theo lịch “tây”, và hầu hết ăn Tết “tây”. Chắc chắn, trước khi theo lịch “tây” họ đã phải cân nhắc nhiều. Họ đã thấy nhiều lợi ích sẽ mang đến. Họ đã dũng cảm cắt bỏ thói quen cả ngàn năm theo lịch “âm” để hòa nhập. Người Nhật, từ thời Minh Trị đã làm như thế. Người Nhật ăn Tết “tây” từ thời đó.

Đó là một trong nhiều yếu tố để Nhật Bản nhẹ nhàng thoát cái “bóng đè” của người láng giềng Trung Hoa. Để rồi chỉ sau 50 năm thế giới đã được biết một cường quốc Nhật Bản. Thêm 50 năm nữa (cuối thập niên 60 của thế kỷ 20), đất nước Mặt trời mọc đứng trên tất cả các quốc gia trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, là niềm kiêu hãnh không chỉ của người Nhật.

Tết “ta” bắt đầu từ bao giờ, có nguồn gốc từ đâu ? Hình như không phải từ… ta (mặc dù thiên hạ vẫn gọi là Tết “ta”). Cũng như nhiều tết khác như Tết Đoan Ngọ, Tết Hàn Thực, Tết Trung Thu…và nhiều ngày lễ quan trọng như Thanh Minh (tháng 3 Âm lịch) Rằm tháng bảy, 23 tháng Chạp (ngày ông Công ông Táo)….cũng là du nhập, đến từ Trung Quốc.

Người Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, do vị trí trí địa lí nên chuyện du nhập văn hóa của nhiều nước khác là việc bình thường. Tuy nhiên “các cụ” cũng rất biết chọn lọc để biến thành của mình. Và khi thấy không còn phù hợp, các cụ cũng đã hơn một lần dám vứt bỏ.

Chữ viết là một ví dụ. Từ chữ Nho của Thánh hiền, ông cha ta đã cất vào… kho để dùng chữ Nôm. Rồi chữ Nôm cũng phải ra đi nhường chỗ cho chữ Quốc ngữ. Một dân tộc luôn biết thay đổi, biết từ bỏ cả quá khứ vàng son để tiến lên là dân tộc mạnh.

Nếu trong nhiều lĩnh vực khác, Việt Nam cũng biết đổi thay nhanh chóng như dùng chữ Quốc ngữ mà công lao không nhỏ thuộc về giới trí thức rất thức thời.

Thay đổi bao giờ cũng không dễ. Thay đổi một nếp văn hóa có từ nhiều trăm đời lại càng khó. Nhưng không phải không làm được. Thay đổi mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc, tại sao không?

Tết “ta”, theo truyền thống chỉ có ba ngày. Ba ngày để nghỉ ngơi. Ba ngày để ai ai cũng “có thịt treo trong nhà”. Ba ngày để xum vầy, để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Và cầu chúc một năm mới “an khang thịnh vượng”.

Tết “ta” gắn với nền kinh tế lúa nước, gắn với mỗi năm nhiều lắm chỉ có hai vụ lúa và dân chúng quanh năm chỉ trong lũy tre làng mình. Bây giờ, mọi thứ đã đổi thay. Tết cũng cần thay đổi. Thay đổi cả hình thức và nội dung. Tết đã và mãi mãi phải đồng nghĩa với vui, với mong đợi, háo hức…và thiêng liêng.

Luẩn quẩn trong cái gọi là “bản sắc dân tộc”

Không bỏ hẳn Tết Âm lịch nhưng ăn Tết thì rất nên tổ chức vào tuần cuối tháng 12 Dương lịch đến hết tuần đầu tháng 1 năm mới (khoảng 9, 10 ngày). Tết Âm lịch, theo truyền thống chỉ nên nghỉ ba ngày (30, mồng 1, mồng 2).

Ảnh minh họa

Thế giới phẳng ngày nay đã tạo ra nhiều thay đổi. Rất nhiều đổi thay ngoài ý muốn con người. Thay đổi để tiến bộ, để dân giàu, nước mạnh, đất nước trường tồn thì không thể không làm. Chỉ riêng cái chuyện ăn Tết lâu nay quả khá mệt mỏi và không ít tốn kém.

Hàng ngày đứng trước tờ lịch, nhìn vào phần dương, rồi phần âm để tính tính…điều chỉnh nhiều lúc thấy quá vô lí. Một mà hai…, mệt quá! Tại sao chúng ta không làm theo cụ Hồ, ngày sinh, ngày mất đều làm theo lịch dương để khỏi mất nhiều thời gian vào những việc lại rất thiếu chính xác (theo lịch âm).

Không chỉ với thế hệ 7X, 8X, mà phụ huynh của chúng cũng rất ngán những thứ được gọi là âm lịch.

Không phải cứ cái gì là truyền thống đều hay, đều tốt. Biết bao thứ dở ẹc cần bỏ. Đấy là chưa kể lợi dụng những thứ gọi là truyền thống để làm xấu đi rất nhiều bộ mặt của cộng đồng, của đất nước.

Ăn hai cái Tết như lâu nay và nhiều lễ hội cả truyền thống và hiện đại, đều đã tốn kém không ít giấy mực, tiền của, sức lực. Mà hệ lụy hơn là chúng ta cứ luẩn quẩn trong sự lạm dụng của cái gọi là “bản sắc dân tộc”.

(BTVNN)

Tin liên quan
Xuân Quý Tỵ 2013
  • Vật vã những chuyến xe sau tết

    - 20/02/2013

  • Lời khuyên cho những người tuổi rắn trong năm Tỵ

    - 20/02/2013

  • Tết của những đứa trẻ theo mẹ là phạm nhân Trại giam Phú Sơn 4

    - 18/02/2013

  • Nhọc nhằn dòng người trở lại Thủ đô sau Tết

    - 18/02/2013

  • Đông đảo nhân dân vào Lăng viếng Bác trong dịp Tết

    - 17/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

3 phản hồi đến “Tết cũng cần thay đổi: Nhiều người ngán những thứ được gọi là âm lịch”

  1. Tà Thư Sinh Tà Thư Sinh
    16/01/2013 - 1:20 am

    ngày lễ lớn nhất của cả dân tộc đấy chú

    Reply
  2. Vien Truong Vien Truong
    16/01/2013 - 1:26 am

    cái này khó mà có thể áp dụng được! tuy nếu được áp dụng thì mọi mặt của đất nước ít nhiều cũng thay đổi! thật ra một phần là do truyền thống, phần quab trọng là “xuân còn thắm tười, em còn mong chờ”…ai cũng chờ đến ngày tết như một ngày tươi đẹp trong năm! càng lâu càng thích nó như một phần thường lớn của mỗi người sau một thời gian mệt mỏi! dù gộp lại hay giảm số ngày đi cũng khó mà được sự đồng tình của người dân!

    Reply
  3. Phạm Tuyến Phạm Tuyến
    16/01/2013 - 1:32 am

    hội nhập chứ ko hòa tan ta cứ phải giữ những truyền thống tốt đẹp của mình chứ!!!

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa