Gần tết, những cơ sở sản xuất mứt tết ở thôn Đông (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ liêm, HN) lại tất bật hơn, nhưng điều đáng nói là có quá nhiều cơ sở sản xuất cực kỳ mất vệ sinh.
Còn dạo qua thị trường thì thấy các loại mứt Trung Quốc, mứt giả, rởm cũng đang được bày bán công khai, và đáng buồn là lại đang bán rất chạy.
Quy trình bẩn, nguyên liệu bẩn
Đến thôn Đông những ngày này nhìn đâu cũng thấy bí. Bí quả xếp thành hàng dài trong ngõ hẹp, bí đã qua sơ chế được tận dụng mọi chỗ để phơi như: Vỉa hè, sân nhà văn hóa, thậm chí là cạnh bãi rác… Bí được tãi mỏng trên những tấm bạt rách bám đầy đất. Những phụ nữ làm thuê chân đi ủng hàng cây số từ xưởng đến chỗ phơi giẫm lên để đảo bí.
Tại một cơ sở sản xuất mứt lớn đầu làng, theo quan sát của phóng viên, công đoạn sơ chế bí quả diễn ra ngay ngoài đường, được che chắn tạm bợ. Hàng chục công nhân hì hục gọt, cắt bí. Bí sau khi được cắt khúc, rửa qua và ngâm trong nước vôi loãng. Từ xưởng sản xuất thoát ra mùi thơm, ngọt, béo ngậy phả ra thơm phức, hấp dẫn. Thế nhưng, các công đoạn ngấu đường cho mứt, xào mứt, đóng gói đều rất mất vệ sinh. Nơi đây, nền nhà lúc nào cũng ướt nhoét. Những chiếc chảo, muỗng, mảng bám màu nâu đen, hoen gỉ. Mứt sau khi xào chín, dàn mỏng ra các nia tre chờ nguội rồi đóng gói. Người đóng gói dùng tay trần chia mứt vào các túi giấy rồi chuyển vào kho.
Các sản phẩm mứt tết ở Xuân Đỉnh rất đa dạng: Mứt bí, lạc, gừng, thập cẩm…, đều sử dụng phẩm màu giá rẻ để tạo màu, riêng mứt bí thì dùng thuốc tẩy trắng làm tăng độ trắng. Trứng chim, lạc, kẹo trong loại mứt thập cẩm đều là những nguyên liệu mua lố, giá cực rẻ của Trung Quốc. Hộp đóng mứt thập cẩm được đặt làm tại một cơ sở trong thôn và nhái thương hiệu của các hãng nổi tiếng. Phần đóng gói hầu hết thuê sinh viên, trẻ con trong thôn và làm ở một khu riêng.
Mứt rởm chiếm lĩnh thị trường
Dạo qua những điểm chuyên kinh doanh bánh l mứt l kẹo như Hàng Buồm, Hàng Giầy, chợ Đồng Xuân, các loại bánh kẹo bày bán hầu hết bao bì, ngoài vỏ đều in chữ Trung Quốc. Một số loại do trong nước sản xuất đựng trong các bao nylon cũng chỉ có mảnh giấy nhỏ in tên một số cơ sở nhỏ lẻ sản xuất, nhưng không hề có thành phần, nguyên liệu, phụ gia, hạn dùng… Thậm chí, một số loại tồn đọng từ năm trước vỏ nhàu nhĩ, bám đầy bụi bẩn.
Ghé vào cửa hàng số 15 Hàng Buồm, bà chủ không hề có ý e dè, thậm chí giới thiệu nhiệt tình nguồn gốc các loại bánh l mứt l kẹo kể cả hàng của Trung Quốc. Các loại kẹo dẻo, mềm, kẹo hoa quả có vỏ bọc sặc sỡ nhiều màu đều là hàng của Trung Quốc, ăn ngon, dẻo thơm, để được đến tết sang năm mà không lo bị chảy nước, giá chỉ 35.000 đồng/kg. Còn các loại bánh, kẹo, mứt do các làng nghề truyền thống sản xuất giá nhỉnh hơn chút, từ 60.000 l 90.000 đồng/kg. Các loại mứt được vun đầy bày trong chậu hoặc túi giấy không được che đậy, bày bán ở vỉa hè nườm nượp người, xe cộ qua lại.
Cũng theo chủ cửa hàng này, các loại bánh kẹo Trung Quốc có màu sắc bắt mắt, giá rẻ… được các tiểu thương tỉnh lẻ từ Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương.. chọn mua nhiều, mang về các đại lý, chợ quê bán rất chạy.
(BLĐ)
-
Kỳ 1: Trở lại La Pán Tẩn – Tết ở ‘bản góa phụ’
- 15/01/2013
-
GS Nguyễn Anh Trí: “Tết ta chỉ nên nghỉ 1-2 ngày”
- 15/01/2013
-
Thời đại văn minh nhưng ăn Tết theo kiểu làng xã
- 15/01/2013
-
Hà Nội phân luồng giao thông vào dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ
- 13/01/2013
-
Tặng 1.500 vé xe tết cho sinh viên
- 13/01/2013
Hiện chưa có phản hồi nào.