Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị – Xã hội » Sơn Tinh – Tản Viên: Hai anh hùng khác hẳn nhau

Sơn Tinh – Tản Viên là hai hình tượng về hai người anh hùng khác hẳn nhau, cùng có xuất xứ trên một vị trí địa lý cụ thể là vùng ven chân núi Tản sông Đà.

  • >> Tuyệt chiêu mỹ nhân kế của nàng “Tây Thi” Việt

  • >> Ấn tượng trong tuần: Thái độ trước sự thật cá nhân và lịch sử

  • >> Nghi án loạn luân gây chấn động triều đình nhà Nguyễn


Một người anh hùng trị thủy là Sơn Tinh mang tính thần thoại và một là anh hùng chống ngoại xâm là Tản Viên Sơn Thánh.

Tản Viên, vị tướng đánh Thục

Tản Viên sử sách còn ghi là Đức Thánh Tản, Tản Viên Sơn Thánh. Khác với Sơn Tinh, Tản Viên lại là một nhân vật truyền thuyết (legende). Hoạt động của ông được xác định cụ thể vào thời Hùng Vương thứ 18 mà chiến công chủ yếu là cuộc chiến tranh chống Thục.

Đền Lăng Sương nơi thờ Đức Thánh Tản và Đức Thánh Mẫu, mẹ đẻ của Tản Viên, trong đó có chiếc võng đào, tương truyền ngày còn bé, Tản Viên hay nằm võng.

Đền Lăng Sương nơi thờ Đức Thánh Tản và Đức Thánh Mẫu, mẹ đẻ của Tản Viên, trong đó có chiếc võng đào, tương truyền ngày còn bé, Tản Viên hay nằm võng.

Tản Viên có tên là Nguyễn Tuấn (có thần tích ghi là Nguyễn Tùng), là con một người đàn bà nghèo khổ, xấu xí. Một hôm bà đi cấy, giẫm phải vết chân khổng lồ, về nhà cảm động mà thụ thai. Trường hợp ra đời của Tản Viên cũng tương tự như Thánh Gióng, thuộc mô típ thụ thai thần kỳ. Tản Viên trưởng thành trong nghèo khổ, được thần nhân giúp đỡ (có thể do tuổi thơ nghèo khổ nên ông được nhiều người đỡ đầu), sau thành người tài giỏi, được vua Hùng trọng dụng, gả con gái và trao cho quyền Tổng chỉ huy quân đội.

Hiện nay, ở vùng Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), Hòa Bình, Phú Thọ có nhiều đền thờ ông (trong đó đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, Thanh Thủy, Phú Thọ, nơi sinh Tản Viên là đền thờ chính). Tất cả những thần tích, thần phả về Tản Viên đều ghi chép về ông như một vị Tổng chỉ huy quân đội, cầm đầu các tướng, tiết chế ba quân đánh lại quân Thục và có nhiều trận thắng lớn. Thế nhưng, cuối cùng Tản Viên lại khuyên vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. Đây là một nét đặc biệt trong tâm thức dân gian: Người dân không muốn (hoặc không bao giờ để cho) người anh hùng của mình thất bại trước kẻ thù.

Sự thật thì Tản Viên đã thất bại, vua Hùng đã mất nước. Về sự kiện này, hai bộ sử lớn của ta đều chép thống nhất. “Cuối đời Chu, (Hùng Vương) bị Phán con trai Thục Vương đuổi đi mà thay thế” (Đại Việt sử lược) và “Rồi Hùng Vương bỏ không sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Quân Thục kéo sát đến nơi hãy còn say mềm chưa tỉnh, rồi thổ huyết nhảy xuống giếng chết. Quân lính quay giáo đầu hàng theo Thục Vương” (Đại Việt sử ký toàn thư).

Như vậy là ta có hai hình tượng về hai người anh hùng khác hẳn nhau, cùng có xuất xứ trên một vị trí địa lý cụ thể là vùng ven chân núi Tản sông Đà. Một người anh hùng trị thủy là Sơn Tinh mang tính thần thoại và một là anh hùng chống ngoại xâm là Tản Viên Sơn Thánh. Vì cùng hoạt động trên một địa bàn, nên dễ bị đồng nhất làm một. Vậy thì, Sơn Tinh không phải là một nhân vật lịch sử mà chính Tản Viên mới là nhân vật lịch sử.

Sai lầm bắt đầu từ đâu?

Chuyện vua Hùng gả con gái cho các thủ lĩnh địa phương nhằm cố kết cộng đồng, củng cố quyền lực là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra (sau này các triều đại Lý, Trần, nhà vua cũng gả con cho các vị thủ lĩnh miền núi để ràng buộc và không chỉ một lần).

Chuyện vua Hùng gả con gái cho các thủ lĩnh địa phương nhằm cố kết cộng đồng, củng cố quyền lực

Chuyện vua Hùng gả con gái cho các thủ lĩnh địa phương nhằm cố kết cộng đồng, củng cố quyền lực

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh được ghi vào sử sách đầu tiên là Việt điện u linh (thế kỷ XIV), sau đó là Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ XV) và Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV). Các tác giả, các nhà nho của ta xưa, khi đi điều tra thực địa, sưu tầm thần phả, thần tích, truyền thuyết dân gian, có thể do người kể nhầm lẫn (vì truyền khẩu qua nhiều đời), hoặc do người ghi nhầm lẫn mà đồng nhất hai chuyện Sơn Tinh (thần thoại) và Tản Viên (truyền thuyết dân gian) vì cả hai đều có bối cảnh ra đời chung là vùng ven núi Tản sông Đà nên đã chập hai câu chuyện đó làm một. Thực ra, chúng phải xảy ra cách nhau hàng nghìn năm.

Chúng tôi cho rằng, sai lầm đó của các nhà nho xưa, ngày nay dưới cái nhìn khoa học, chúng ta có thể phân biệt được. Thế nhưng, xưa nay chúng ta chưa hề làm. Phải chăng, chỉ vì tư duy của chúng ta vẫn theo “lối mòn” của người đi trước?

(BKT)

Tin liên quan
Lịch sử Việt Nam
  • Tiết lộ thú vị về vua Tự Đức

    - 28/02/2013

  • Những cuộc tình “loạn luân” chấn động hoàng tộc VN

    - 27/02/2013

  • Trung nữ vô danh khiến giặc Thanh tháo chạy tan tác

    - 26/02/2013

  • Lý giải vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày

    - 25/02/2013

  • “Nếu đem một thước, một tấc đất cho giặc thì tội phải tru di”

    - 24/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: truyện cổ tích
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa