Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Trung Quốc sẽ xâm phạm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế (Bài 2)

Nếu việc lục soát tàu thuyền qua lại trên Biển Đông của Trung Quốc được thực hiện, Trung Quốc sẽ xâm phạm tự do hàng hải và Công ước về luật biển 1982. TS Trần Công Trục khẳng định khi phân tích sâu về động thái của Trung Quốc.

Thưa ông, nếu Trung Quốc tăng cường tàu hải giám, thực thi “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven bờ”, mà “ven bờ” đó lại không phải như Trung Quốc nói. Trung Quốc có xâm phạm tự do hàng hải không?

Bảo vệ chủ quyền Biển Đảo của Tổ quốc Việt Nam.

Trước hết, cần phải hiểu thực chất khái niệm vùng biển ven bờ do Trung Quốc nêu ra. Có thể nói rằng trong thực tiễn quốc tế chưa có một định nghĩa chính xác nào về khái niệm này kể cả về địa lý lẫn pháp lý. Vì vậy, để hiểu rõ bản chất của khái niệm do Trung Quốc nêu ra trong Điều lệ này, có lẽ chúng ta nên dựa vào quy định của Công ước về Luật Biển của LHQ năm 1982 để tạm thời xác định. Nếu lực lượng tàu hải giám tăng cường hoạt động đảm bảo hiệu lực của “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven bờ” vượt quá phạm vi 24 hải lý quanh đảo Hải Nam hoặc đi vào vùng biển được thiết lập phù hợp với Công ước luật biển 1982 của các nước như Việt Nam, Philipine, Brunei, Indonexia… thì đó là một sự vi phạm, không những chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước này mà còn vi phạm quyền tự do hàng hải quốc tế, theo quy định tại Phần II, Phần IV, Phần V, Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. Mọi người đều đã biết, con đường hàng hải quốc tế, chiếm gần 30-40% lượng hàng hóa từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, qua eo biển Malacca, vào Biển Đông, để đi lên các trung tâm kinh tế Đông Bắc Á và ngược lại, là một trong nhưng con đường biển huyết mạch của thế giới. Nếu có bất kỳ một sự cản trở nào đó tất yếu sẽ dẫn đến những xung đột lợi ích sống còn của nhiều quốc gia.

Phải chăng theo ông, Trung Quốc không chỉ xâm phạm tự do hàng hải mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước luật biển 1982?

Tàu hải giám Trung Quốc, nguồn nguy cơ xâm phạm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế

Nếu họ thực hiện như phân tích ở trên thì rõ ràng là đã vi phạm rất nhiều điều của Công ước luật biển 1982, những điều liên quan đến việc xác định phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền , quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của hầu hết các nước trong khu vực.

Tôi xin lưu ý thêm rằng đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm giữ, Trung Quốc đang quy định hệ thống đường cơ sở bao quanh quần đảo này theo tiêu chuẩn của một quốc gia quần đảo để trên cơ sở đó họ tính đến hiệu lực của toàn quần đảo này trong việc xác định phạm vi vùng lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của quần đảo này… Đấy đã là một sự vận dụng đi ngược lại Công ước Luật Biển 1982 và đấy cũng là nguy cơ hiện hữu khi lực lượng tàu hải giám này được tăng cường hoạt động trong phạm vi biển của khu vực Hoàng Sa…

Một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Trước những bước đi của Trung Quốc, cụ thể hành động này, theo ông chúng ta nên ứng xử như thế nào?

Từ những phân tích nói trên, tôi muốn nói rằng chúng ta nên tiếp tục theo dõi, nghiên cứu thật kỹ các nội dung của Điều lệ này, đặc biệt là những hoạt động trên thực tế của các tàu hải giám vừa được tăng cường. Trên cơ sở đó mà chủ động xây dựng các phương án xử lý hiệu quả và đúng mực nhất có thể áp dụng cho mọi mặt của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của chúng ta. Trước mắt, các lực lượng hoạt động trên biển, đảo của chúng ta nên tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, giám sát mọi động thái để kịp thời thông tin cho các Cơ quan có trách nhiệm xử lý, tránh đi những sai sót, nhầm lẫn đáng tiếc!

HC (IFN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa