Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Đằng sau việc nâng cấp quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Ấn Độ là gì?
Chính phủ Ấn Độ cho biết, Mỹ đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí đối và sẽ nước này về mặt quân sự và kinh tế.

Ngày 25/1, trợ lý ngoại trưởng Robert Blake, người phụ trách khu vực Nam và Trung Á tuyên bố, Mỹ đã loại Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước nằm trong nhóm cấm vận về vũ khí đồng thời sẽ giúp đỡ Ấn Độ phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ.

Ông Robert Blake nói: “Việc này sẽ mang lại một cơ hội lớn đối với chính phủ và doanh nghiệp của Mỹ và Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, hàng không”.

Ông còn tuyên bố, Mỹ sẽ tích cực giúp đỡ Ấn Độ để đưa Ấn Độ vào nhóm 4 nước phát triển vũ khí của thế giới.

Trong báo cáo của báo The Time/Ấn Độ ngày 25/1, Mỹ thắt chặt việc xuất khẩu vũ khí công nghệ cao sang Ấn Độ từ năm 1998 sau khi Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân 3 lần. Còn hiện nay, có tổng cộng 9 công ty quốc phòng và hàng không của Ấn Độ được Mỹ đưa từ “danh sách đen” sang “danh sách hỗ trợ”.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hội kiến Tổng thống Mỹ Obama.

Thời báo Ấn Độ ngày 27/1 cho biết, phía Mỹ sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Ấn Độ sẽ giúp đỡ Ấn Độ phát triển vũ khí công nghệ cao với số lượng không hạn chế. Theo đó, vào mùa mưa năm nay, Mỹ sẽ giúp đỡ Ấn Độ về các loại máy móc dự báo nhằm nâng cao khả năng đối phó với thiên tai.

Trước đây, Mỹ cam kết giúp đỡ Ấn Độ trong lĩnh vực này nhưng từ sau khi ban hành lệnh cấm vũ khí với Ấn Độ thì công tác bị đình chỉ. Phía Mỹ cho rằng, Ấn Độ sẽ đưa các máy dự báo thời tiết vào phục vụ mục đích quân sự.

Ông Blake nói: “Chúng tôi không còn coi chương trình không gian của Ấn Độ như một sự đe dọa, ngược lại, chúng tôi sẵn sàng trở thành đối tác chiến lược của chương trình không gian Ấn Độ. Hợp tác Mỹ – Ấn Độ trong không gian sẽ không còn bất kì trở ngại nào”.

Ấn Độ và Mỹ sẽ ký kết nhiều hiệp định về chinh phục không gian như: xây dựng trạm không gian quốc tế, đưa người lên vũ trụ và các phát triển kỹ thuật tình báo quân sự…Lợi ích kinh tế từ sự hợp tác

Mỹ giải trừ lệnh cấm với Ấn Độ không thể không tính đến lợi nhuận. Ngày 27/1, truyền thông Pháp, phân tích, Mỹ sẽ thu được một lợi nhuận khổng lồ từ các hợp tác vũ khí và kinh tế phổ thông với Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai về sở hữu vệ tinh trên toàn thế giới, do vậy, các thiết bị này sẽ cung cấp tin tức ngư nghiệp cho Mỹ một cách chính xác.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho biết, Ấn Độ rất hài lòng với sự hợp tác này và sự hợp tác sẽ đem về cho các công ty của Mỹ cùng với Ấn Độ một lợi nhuận lớn. Ông nói: “Ấn Độ đã tiến thêm một bước về thị trường, việc này sẽ mang lại cho người tiêu dùng và kinh tế nhiều điều tốt đẹp. Đương nhiên nó cũng mang lại cho các doanh nghiệp của Mỹ một số lượng lớn lợi nhuận”. Hiện tại, các siêu thị khổng lồ Wal-Mart của Mỹ bắt đầu thâm nhập thị trường Ấn Độ.

Tờ Hindustan Times (Ấn Độ), ngày 28/1 cho biết, thị trường Ấn Độ là một mảnh đất màu mỡ đối với Mỹ, bởi hiện nay kim ngạch xuất khẩu mậu dịch của hai nước vẫn ở mức quá nhỏ, mà tiềm năng của thị trường Ấn Độ lại rất lớn.

Dỡ bỏ lệnh cấm vận tạo điều kiện quan hệ hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới.

Chi phí quốc phòng khổng lồ của Ấn Độ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới. Hiện nay, hầu hết các vũ khí trang bị của Ấn Độ đều do của Liên Xô, nay là Nga cung cấp.

Những năm gần đây Ấn Độ đã nhập khẩu một số tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, xe tăng và các loại trang bị vũ khí tiên tiến từ nhiều nước, trong đó hợp đồng mua 126 máy bay chiến đấu của Ấn Độ lên đến 10 tỷ USD. Trước đây, do lệnh cấm xuất khẩu vũ khí áp đặt lên Ấn Độ nên Mỹ không thể tham gia vào thị trường màu mỡ này.

Theo báo cáo, tháng 2/2011, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gary Locke sẽ thăm Ấn Độ, cùng đi còn có 24 giám đốc điều hành từ các công ty lớn của Mỹ bao gồm: Boeing, Lockheed Martin, Westinghouse và nhiều doanh nghiệp quân đội khác.  Ông Locke cho biết, việc Mỹ dỡ lệnh cấm bán vũ khí cho Ấn Độ là mốc quan trọng chiến lược trong việc tăng cường quan hệ Mỹ – Ấn.

Cùng với quá trình thúc đẩy hiện đại hóa nền quân sự Ấn Độ, thay thế các trang bị cũ hỏng của không quân nước này, Mỹ cũng tham gia đấu thầu vũ khí với Ấn Độ. Trong một báo cáo của Ấn Độ ngày 27/1 tiết lộ, Mỹ và Ấn Độ đã kí kết hợp đồng xuất khẩu 10 máy bay vận chuyển quân dụng cỡ lớn C-17 do Mỹ chế tạo với tổng giá trị là 4,1 tỷ USD.

Một quan chức cấp cao của công ty Lockheed Martin cho biết, việc Mỹ xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ sẽ làm thay đổi sụ thống trị về vũ khí của Nga trong quân đội Ấn Độ.

Nâng cao quan hệ Mỹ – Ấn kiềm chế Trung Quốc

Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Các nhà quan sát chiến lược quốc tế cho rằng, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm với Ấn Độ bên cạnh việc thu được một lới ích kinh tế lớn còn có một bước đi chiến lược quan trọng.

Nếu như năm 1998, việc Ấn Độ tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân khiến Mỹ và các đồng minh e ngại, ban hành lệnh trừng phạt thương mại, thì nay, do bối cảnh chiến lược và địa lý, chính phủ Mỹ lặng lẽ thay đổi cách thức xử phạt.

Năm 2008, khi Ấn Độ chưa ký kết các hiệp ước không phổ biến hạt nhân, tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vẫn ký kết các thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự. Đến thời tổng thống Obama, lệnh cấm với Ấn Độ được dỡ bỏ hoàn toàn.

Các nhà phân tích quốc tế chỉ ra rằng, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm với Ấn Độ chủ yếu là vì vị trí chiến lược của Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương có một giá trị to lớn. Tại khu vực này Mỹ có thể tiến hành rất nhiều các hoạt động quân sự, các hành động chống khủng bố, thêm nữa là tăng cường sự kiềm chế với Trung Quốc.

Cựu đại sứ Ấn Độ ở Mỹ cho rằng, sự lớn mạnh của Trung Quốc tại Châu Á sẽ đe dọa tới các hoạt động quân sự của Mỹ ở đây, trong khi đó, Ấn Độ lại là nước có đủ năng lực trở thành đối thủ số một của Trung Quốc trong khu vực. Do đó, Mỹ tăng cường hợp tác với Ấn Độ là điều không mấy ngạc nhiên.

Truyền thông Pháp cho biết, Mỹ sẽ tích cực hỗ trợ cho Ấn Độ để đưa nước này đạt tới vị trí quan trọng trên toàn thế giới và mối quan hệ chiến lược kinh tế trong tương lai của Mỹ – Ấn là một phần quan trọng của quan hệ đối tác.

Được đối xử hoàn toàn khác với Ấn Độ, dù Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí, nhưng cho đến nay Mỹ vẫn thờ ơ.

Hoàng Long (tổng hợp)
Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , quốc phòng,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa