Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Trung Quốc đưa tàu tuần tra sân bay ra Biển Đông

Ngày 27-12, lần đầu tiên Trung Quốc đã cử tàu Hải tuần 21 – tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông, theo Tân Hoa xã.

Đây là lần đầu tiên loại chuyên hạm này được đưa vào hoạt động ở Biển Đông và sẽ do Cục An toàn hàng hải Hải Nam quản lý.

  • >> Đại sứ Việt Nam tại LHQ Bùi Thế Giang: Tạo môi trường hòa bình, phát triển ở Biển Đông

  • >> Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh bồi đắp lòng tự hào về đất nước

  • >> Ban hành Luật Biển Việt Nam: Yêu cầu tất yếu của một quốc gia ven biển


Tàu Hải tuần 21, dài 93,2m và được đưa vào sử dụng từ năm 2002, có khả năng hoạt động tới 7.408km mà không cần tiếp liệu. Tốc độ tối đa của chuyên hạm này đạt 22 hải lý/giờ (40,74km/giờ). Sân bay dành cho trực thăng dài 21m, rộng 11m và được bố trí ở phần đuôi tàu.

Theo ông Hoàng Hà (Huang He), Phó Cục trưởng Cục Hải vụ Bộ Giao thông Trung Quốc, nhiệm vụ của tàu Hải tuần 21 là giám sát an toàn giao thông đường biển, điều tra các sự vụ hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, cứu hộ và thực thi các công ước quốc tế.

Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay

Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay

Người đứng đầu Cục An toàn hàng hải Hải Nam, Nguyễn Thụy Văn (Ruan Ruiwen) cho biết: “Trước đây, các cơ quan chấp pháp hàng hải tỉnh Hải Nam chỉ có thể bao quát các vùng ven biển và chưa bao giờ giám sát được các vùng biển xa. Sự kiện tàu Hải tuần 21 mới được đưa vào phiên chế đã chấm dứt lịch sử không có tàu chuyên tuần tra biển cỡ lớn ở vùng biển trên”.

Trước đó, ngày 26-12, Philippines  đã lên án quyết định của Trung Quốc đầu tư vào các hòn đảo trên biển Đông là một hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. “Philippines từ lâu đã phản đối cái gọi là thành phố Tam Sa”, báo Inquirer dẫn lời Bộ Ngoại giao Philippines nói sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đầu tư vào quần đảo Hoàng Sa và các đảo khác.

“Hành động tăng cường đầu tư của Trung Quốc ở thành phố Tam Sa là một nỗ lực củng cố tuyên bố vô lý đường chín đoạn của nước này, vi phạm pháp luật quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển” – người phát ngôn Raul Hernandez nói.

Hernandez nói Philippines sẽ thúc đẩy các kế hoạch trên cả ba lĩnh vực chính trị, luật pháp và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc về đảo đá ngầm Panatag (Scarborough) và bảy đảo khác ở biển Đông.

Trong một bản tin ngày 24-12, Hãng tin Bloomberg nói Trung Quốc đã thông qua kế hoạch đầu tư ít nhất 1,6 tỉ USD để xây một sân bay, một cầu cảng và các cơ sở hạ tầng khác trên những hòn đảo ở biển Đông.

TTXVN

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa