Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Samsung “hắt hơi”, kinh tế Hàn Quốc sẽ “cảm lạnh”

Riêng lợi nhuận ròng của Samsung năm ngoái đã chiếm 30% tổng lợi nhuận của 30 công ty hàng đầu ở Hàn Quốc cộng lại. Điều này cho thấy, nền kinh tế Hàn Quốc đang ngày càng bị “phụ thuộc” vào Samsung và đó là điều các chuyên gia kinh tế của xứ sở kim chi rất lo lắng.

Tập đoàn điện tử Samsung vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2012 với những con số đáng kinh ngạc: 201 nghìn tỷ won doanh thu và lợi nhuận đạt 29 nghìn tỷ won, tăng 21,9% về doanh thu và 85,8% về lợi nhuận so với năm 2011.

Samsung hiện đang dẫn đầu thị trường điện thoại di động thế giới bằng cách liên tục tung ra những sản phẩm hàng đầu, bất chấp nền kinh tế toàn cầu ảm đạm và những vụ kiện tụng bằng sáng chế liên miên với hãng Apple.

Khi Nokia suy thoái, nền kinh tế Phần Lan đã bị rung chuyển mạnh và các chuyên gia kinh tế của Hàn Quốc không muốn đi theo vết xe đổ này.

Khi Nokia suy thoái, nền kinh tế Phần Lan đã bị rung chuyển mạnh và các chuyên gia kinh tế của Hàn Quốc không muốn đi theo vết xe đổ này.

Tuy nhiên, thu nhập tăng lên gấp bội cũng thuận chiều với sự mất cân bằng ngày càng tăng trong nền kinh tế và công nghiệp Hàn Quốc. Năm ngoái, sáu trong top 10 công ty dẫn đầu thị trường chứng khoán nước này bị giảm doanh thu. Riêng lợi nhuận ròng của công ty điện tử Samsung năm ngoái đã chiếm 30% tổng lợi nhuận của 30 công ty hàng đầu ở Hàn Quốc cộng lại.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của Samsung bằng với tổng vốn hóa thị trường của 9 công ty xếp hạng sau nó. Do kích thước ngày càng lớn, toàn bộ thị trường chứng khoán của Hàn Quốc đều xoay quanh những tin tức liên quan đến gã khổng lồ điện tử này. Khi Samsung “hắt hơi”, Hàn Quốc sẽ “cảm lạnh” ngay lập tức. Theo khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế thế giới, khi theo dõi nền kinh tế của Hàn Quốc thì cần phải bỏ qua Samsung để có được cái nhìn chính xác hơn.

Sự dẫn đầu và thống trị của Samsung đã khiến nền kinh tế Hàn Quốc đang bị ảnh hưởng duy nhất bởi hiệu suất của một công ty duy nhất. Đây là một dấu hiệu nguy hiểm. Khi Nokia, một bá vương cũ của thị trường điện thoại toàn cầu bị suy thoái nhanh chóng bởi sự phát triển và phổ biến ở mức thần kỳ của dòng điện thoại thông minh, toàn bộ nền kinh tế của Phần Lan đã bị rung chuyển.

Nếu Hàn Quốc muốn đạt được một sự phát triển cân bằng, nước này cần phải có nhiều công ty giống như Samsung ở những lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Các doanh nghiệp lớn phải chủ động tăng cường khả năng cạnh tranh của mình và chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Chính phủ cũng phải đóng góp một phần vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra môi trường thích hợp để họ có thể trở thành những công ty như Samsung trong tương lai.

Samsung cũng phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ đầy tiềm năng bằng cách hợp tác với họ hơn là nuốt chửng họ, để sao cho hiệu quả của nó có thể được cảm nhận khắp nền kinh tế. Một nền văn hóa mới của sự cùng tồn tại sẽ tiến được những bước đi dài hơn, dẹp yên những thù hận, oán giận và cay đắng dành cho gã khổng lồ điện tử này.

(IN)


Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa