Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Mong biển Hoàng Sa yên bình

Sau khi lễ cầu ngư, ngư dân quận Thanh Khê, Đà Nẵng đồng loạt cho tàu đạp sóng, vươn thẳng Hoàng Sa hái lộc biển mang về đất mẹ.

Ngày 25.2, ngư dân quận Thanh Khê, Đà Nẵng háo hức tổ chức lễ hội cầu ngư, cầu một năm mưa thuận gió hoà, sóng yên biển lặng và một năm tàu thuyền khẳm cá tôm… Từ sáng sớm tinh mơ, dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành hàng trăm ngư dân quận Thanh Khê tập trung đông đủ chuẩn bị cho lễ hội lớn nhất của ngư dân nơi đây. Đây truyền thống vừa thể hiện bản sắc của ngư dân vùng biển và vừa để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét văn hóa độc đáo này.

Ngư dân vui cùng lễ hội cầu ngư

Ngư dân vui cùng lễ hội cầu ngư

Theo lão ngư Lê Văn Giàu (71 tuổi) người có kinh nghiệm 25 năm kinh nghiệm đi biển Hoàng Sa, lễ hội cầu ngư của người dân quận Thanh Khê có từ thời Gia Long, cho đến bây giờ đã hơn 200 năm. Các sớ, tư lễ vẫn còn nguyên những bản gốc được viết bằng chữ Hán, sau đó qua từng thời kỳ các bô lão chuyển sang phiên âm Tiếng Việt để dễ dàng cho việc tế lễ và dễ truyền lại cho các thế hệ mai sau tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và ngư dân biển Đà Nẵng nói riêng.

Lễ hội diễn ra trong vòng một ngày với nhiều nghi lễ khác nhau như lễ Nghinh thần, lễ Cầu an… Lễ Cầu ngư còn gọi là lễ tế cá Ông (hay còn gọi là lễ tế cá voi) là lọai cá đem lại nhiều may mắn, an lành cho ngư dân và thường xuyên giúp ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển. Vì vậy lễ hội vừa kết hợp giữa nét truyền thống và thể hiện tâm linh đối với bà con đi biển.

Cũng như các năm, năm nay lễ hội cầu ngư ở quận Thanh Khê tập trung với hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ được các bô lão đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển cho dân chày một mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi và trở về biển được an toàn.

Tuy nhiên, so với các năm trước năm nay ngư dân nơi đây đã cầu riêng thêm cho vùng biển Hoàng Sa, ngư trường chính của ngư dân nơi đây được sóng yên biển lặng.
Theo đó , ông Hồ Văn Tham (75 tuổi, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê), chủ tế buổi lễ chia sẻ: Lễ hội vừa thể hiện lòng tôn kính, vừa để cảm tạ công đức của các bậc tiền nhân đối với ngư dân và cũng mong muốn biển Hoàng Sa ổn định để ngư dân an tâm ra khơi hơn nữa.

Cũng chính mong ước đó trong phần thi hội như thi làm gỏi cá, các đội thi cũng đã thể hiện được tinh thần đó. Anh Trương Văn Dũng, đội trưởng đội thi phường Xuân Hà, quận Thanh Khê mang đến chủ đề “Ngư dân ra khơi an lành” được làm từ gỏi cá được trình bày đẹp mắt trên chiếc thuyền khắc từ những loại trái cây khác nhau. Trong khi đó, Chị Văn Nguyễn Anh Hà, đội trưởng đội thi phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê lam gỏi cá với chủ đề “ Chúc ngư dân Thanh Khê ra khơi bình an thắng lợi”. Ngoài ra còn các hội thi như thi giăng lưới, lắc thúng, bơi lội, kéo co…

Ông Trần Đình Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Khê cho biết, đây là hoạt động văn hóa mang nét truyền thống đặc trưng của ngư dân Đà Nẵng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm để bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ các bậc tiền nhân và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống mọi người được ấm no hạnh phúc. Cũng nhân lễ hội này sẽ giúp cho bà con ngư dân có thêm điều kiện để gần gũi, giao lưu với nhau nhiều hơn. Từ đây sẽ tạo ra mối gắn kết, tương trợ nhau khi đánh bắt trên biển.
Sau khi lễ cầu ngư hoàn thành, ngư dân quận Thanh Khê đồng loạt cho tàu đạp sóng, vươn thẳng Hoàng Sa hái lộc biển mang về đất mẹ.

(BDVO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa