Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Luật biển Việt Nam: Tuyên ngôn về chủ quyền biển đảo

Bắt đầu từ ngày 01/01/2013, Luật biển Việt Nam có hiệu lực thi hành. Việc Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua trước đó đã thỏa lòng mong mỏi, đợi chờ của bao thế hệ người Việt Nam. Không những dân tộc Việt Nam, kiều bào ở nước ngoài mà dư luận quốc tế cũng đều ủng hộ mạnh mẽ.

  • >> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thông qua Luật Biển là thành công lớn của Việt Nam

  • >> Toàn văn Luật biển Việt Nam 2012

  • >> Bộ trưởng Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về Luật Biển Việt Nam

Nếu như “bài thơ thần” của Lý Thường Kiệt, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là tuyên ngôn về chủ quyền, độc lập của quốc gia thì Luật biển Việt Nam cũng là tuyên ngôn về chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam thời hiện đại.

Để Luật biển Việt Nam có sức mạnh thực sự thì điểm quyết định nhất là phải chuẩn bị như thế nào để có đủ khả năng thực thi Luật biển Việt Nam một cách nghiêm túc.

Máy bay CaSa 212 được trang bị hệ thống tuần thám MS 6000 của CSB VN

Máy bay CaSa 212 được trang bị hệ thống tuần thám MS 6000 của CSB VN

Ngày nay, thế của ta đã khác, lực của ta đã đổi. Việt Nam ta hơn lúc nào hết sẵn sàng đem hết tinh thần, nghị lực, tính mạng, tài sản, để bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta có đủ khả năng đương đầu với mọi thách thức trên biển. Đó là cơ sở, nguyên nhân, động lực cho Luật biển Việt Nam ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

Để Luật biển Việt Nam có tính thực thi là cả một sự chuẩn bị thế và lực cho đất nước, trong đó nổi bật nhất là Cảnh sát biển Việt Nam – lực lượng nòng cốt thực thi Luật biển Việt Nam.

Sự hình thành phát triển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đến ngày nay như chúng ta đã cảm nhận, vui mừng và tự hào về sự lớn mạnh của nó…có một điều khiến ta tâm đắc, đó chính là nhãn quan chiến lược của Đảng đối với lực lượng này.

Năm 1998, Cục Cảnh sát biển Việt Nam ra đời. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCNVN là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước CHXHCNVN.

Lúc đó Cục CSB chỉ là một Cục trực thuộc Bộ TL Hải quân về mọi mặt. Theo đó, ứng với mỗi vùng Hải quân là mỗi vùng CSB mà nó trực thuộc với một hải đội để “thực thi pháp luật Việt Nam trên biển”. Về trang bị chỉ mấy con tàu cũ của hải quân. Về người thì cũng từ Hải quân…quân số quá nhỏ nhoi so với Hải quân.

Lực lượng trẻ, khỏe, có kiến thức của CSB Việt Nam

Lực lượng trẻ, khỏe, có kiến thức của CSB Việt Nam

Rất ít người biết rằng, tuy tổ chức còn nhỏ, sơ khai nhưng tầm vóc nó sẽ rất lớn, sứ mạng nó sẽ rất nặng nề…Nhưng rất lớn thì lớn ra sao, sứ mạng rất nặng nề là như thế nào, lúc đó, ngay cả người trong cuộc, không phải ai cũng nhận thức được.

Sự “lớn lên” của Cảnh sát biển Việt Nam được ghi nhận bởi 2 điểm mốc quan trọng. Bắt đầu là các vùng CSB tách ra khỏi các vùng Hải quân năm 2000, tiếp theo năm 2008 toàn bộ Cục CSB tách ra khỏi quân chủng Hải quân để trực thuộc Bộ quốc phòng.

Có thể nói, Cảnh sát biển Việt Nam là từ Hải quân sinh ra và nuôi dưỡng. Mỗi lần “tách” khỏi Hải quân là mỗi lần chứng kiến lực lượng CSB “đủ lông đủ cánh” có khả năng để hoàn thành nhiệm vụ có tính chất khác biệt với Hải quân. Đến hôm nay có thể nói, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã phát triển vượt bậc, hiện đại hóa nhanh chóng phương tiện trang bị, cơ cấu tổ chức và con người.

Mới 15 năm, nhưng những người lính Hải quân từ những ngày đầu tiên cởi bỏ bộ quân phục Hải quân khoác lên mình quân phục Cảnh sát biển cũng cảm thấy ngỡ ngàng bởi sự lớn mạnh của nó. Giờ đây, CSB Việt Nam đã trở nên cứng cáp, bản lĩnh, tự tin sẵn sàng nhận và hoàn thành một nhiệm vụ mà Tổ quốc giao cho, đó là thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.

Có lẽ bây giờ chúng ta đã hiểu tầm nhìn xa của Đảng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là công tác tổ chức xây dựng và phát triển lực lượng, tạo thế và lực cho đất nước đủ sức đương đầu với các tình huống.

Cảnh sát biển Việt Nam, được sinh ra, đầu tư, chăm lo phát triển như thế nào để bây giờ lực lượng này đảm nhận được trọng trách giao phó khi Luật biển Việt Nam ra đời trong bối cảnh khu vực đầy biến động…là một chứng minh hùng hồn cho sự sáng suốt nhìn xa, trong rộng của Đảng.

Để thực thi Luật biển Việt Nam có hiệu quả, từ những ngư dân can trường ngày đêm bám biển khẳng định chủ quyền, đến lực lượng bộ đội biên phòng, lực lượng Kiểm ngư (mới thành lập) và Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt, trong tình hình khu vực biển Đông có sự tranh chấp diễn ra rất gay gắt thì không phải là dễ dàng.

Tàu CSB Việt Nam ngày càng được trang bị tối tân hiện đại tầm cỡ quốc tế.

Tàu CSB Việt Nam ngày càng được trang bị tối tân hiện đại tầm cỡ quốc tế.

Nhưng chúng ta có chính nghĩa, bởi Luật biển Việt Nam hoàn toàn phù hợp với “Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982” mà hầu hết các nước trong khu vực là thành viên. Do đó chúng ta thực thi Luật biển Việt Nam là hành động chính đáng, chính nghĩa.

Với một đất nước hơn 3 ngàn km bờ biển, cùng với hiện đại hóa lực lượng Hải Quân để bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc, chúng ta cần phải tăng cường sức mạnh cho lực lượng Cảnh sát biển làm nòng cốt cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.

Hơn lúc nào hết, sự ra đời của Luật biển Việt Nam đã làm cho sứ mạng của Cảnh sát biển Việt Nam nói riêng và các lực lượng khác sẽ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh quang. Sự yên bình của ngư dân, luật pháp Việt Nam trên biển được thực thi nghiêm túc hay không, có một phần không nhỏ của sự hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam.

(BDV)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: luật biển Việt Nam
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa