Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ điều kiện gì khi vào Việt Nam?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định đối với tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Theo Nghị định, tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.

Tàu hải quân HMAS Sydney của Hải Quân Úc từng tới Việt Nam.

Tàu hải quân HMAS Sydney của Hải Quân Úc từng tới Việt Nam.

Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi phát sinh phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự.

Nếu tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm thì chỉ được neo đậu, hoạt động tại cảng biển, cảng quân sự được cấp phép; phải tuân thủ sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng.

Nghị định quy định thành viên của tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các chuyến thăm chỉ được phép rời tàu đi bờ sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh, thủ tục chuyển cảng đến và phải trở lại tàu trước khi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển thực hiện thủ tục xuất cảnh, thủ tục chuyển cảng đi cho tàu.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể về các hoạt động tàu quân sự nước ngoài không được tiến hành tại Việt Nam; thủ tục cấp phép cho tàu quân sự đến Việt Nam thực hiện chuyến thăm chính thức, thăm xã giao, thăm thông thường; các thủ tục liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng và quy định về tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa,…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 20/1/2013 và thay thế Nghị định 55/CP ngày 01/10/1996.

(VGP)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

4 phản hồi đến “Tàu quân sự nước ngoài phải tuân thủ điều kiện gì khi vào Việt Nam?”

  1. Chicky Flyntc Chicky Flyntc
    09/12/2012 - 1:45 am

    Tiền là vào đc..mặc kệ nó chỡ gì.

    Reply
  2. Phi Hợp Phi Hợp
    09/12/2012 - 3:41 am

    các bạn cứ thắc mắc sao vn chỉ giải quyết bằng ngoại giao…v.v.hãy so sánh tương quan lực lượng quân sự đi xung đột quân sự diễn ra mất nhiều hơn được đấy

    Reply
  3. Trơ Như Nitơ Trơ Như Nitơ
    09/12/2012 - 3:41 am

    Mất Hòang Sa, Trường Sa

    Rồng Việt Nam không còn chỗ núp

    Không có lối ra

    Tổ Quốc như bị giam trong ngục

    Xin Ngô Quyền trở về

    Xin Trần Hưng Đạo trở về

    Dìm quân xâm lược

    Tổ Quốc nguy nan

    Mỗi người Việt Nam

    Hóa thành cọc nhọn

    Bán đảo Đông Dương biển mất gần hết

    Hồng Hà biết chảy về đâu ?

    Cửu Long rồi giãy chết ?

    Linh hồn cha Lạc Long Quân

    Không còn chốn đi về

    Cái lưỡi bò ngọai tộc

    Rót vào tai nhà đương cục

    Mười sáu chữ vàng

    Miệng vờ ôm hôn

    Tay lừa bóp cổ

    Lưỡi bò đang liếm sạch biển Đông

    Trọng Thủy xưa Từng dùng lưỡi bò tỏ tình

    Lừa tình cướp nỏ

    Lừa tình cướp nước

    Trong miệng người anh em

    Giấu một lưỡi bò

    Nếu Tổ Quốc không còn biển

    Dân tộc tôi sẽ chết đuối trên bờ

    Chết đuối trên cao nguyên

    Chết đuối trong bùn bô-xít

    Tổ Quốc không chịu chết

    Biển Đông gầm đang hóa Bạch Đằng Giang

    Reply
  4. john pham
    09/12/2012 - 11:40 am

    Làm rất đúng! Để coi TQ làm được gì nhau. Càng nhân nhượng thì TQ càng tấn tới, như vậy TQ ép VN chọn con đường phản công. Kêu TQ nhớ học thuộc bài bình ngô đại cáo của Lý Thường Kiệt trước khi chúng có ý đồ xâm chiếm nước ta. Tôi thường dạy con tôi ben Mỹ này, nước VN mình nhỏ hơn nước TQ nhưng người VN mình có cái đầu to hơn người đầu TQ đó con, vì vậy con hãy hãnh diện mình là người VN.

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa