Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Nga luyện tập chọc thủng “lá chắn tên lửa” Mỹ

Không quân ném bom tầm xa Nga đã tiến hành cuộc tập trận tấn công phủ đầu mục tiêu phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á..


Đài tiếng nói nước Nga dẫn nguồn Washington Free Beacon cho hay, các lực lượng vũ trang Nga diễn tập tấn công phủ đầu vào các mục tiêu phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á bằng tên lửa hành trình tầm xa.

Nga dùng tên lửa hành trình phóng từ trên không tấn công phủ đầu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á trong trận chiến giả định.

Nga dùng tên lửa hành trình phóng từ trên không tấn công phủ đầu hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á trong trận chiến giả định.

Theo một số nguồn tin, ngày 26-27/3, các máy bay ném bom Tu-22M3 đã thực hiện cuộc tấn công mô phỏng tàu khu trục của Mỹ, được trang bị với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tại vùng biển Nhật Bản. Sau đó, Tu-22M3 tiếp tục giáng đòn vào trạm radar trên mặt đất của hệ thống phòng thủ ở Nhật Bản.

Qua đó, Washington Free Beacon rút ra kết luận rằng chính sách tái khởi động quan hệ Nga – Mỹ đã thất bại và cuộc đàm phán giữa hai nước về phòng thủ tên lửa trở nên vô vọng.

Trong khi đó, chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Vasily Kashin cho rằng, phản ứng như vậy trước cuộc tập trận có vẻ kỳ lạ.

Nga – Mỹ đang ở trong mối tương quan răn đe hạt nhân, và không ai ngạc nhiên rằng hai bên phải thực hiện các biện pháp để duy trì các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ giờ đây là một phần của mối quan hệ răn đe hạt nhân Nga – Mỹ. Ngay cả một hệ thống phòng thủ tương đối yếu cũng có thể ngăn chặn nỗ lực của Nga để bù đắp cho điểm yếu của mình trong các lực lượng thông thường bằng cách hạn chế sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong kịch bản chiến tranh tồi tệ nhất đối với nước Nga, Nga cũng có thể giảm thiểu đáng kể hiệu quả đòn trả đũa hạt nhân, ngay cả sau khi Mỹ có thể tiêu diệt một phần đáng kể kho vũ khí hạt nhân của Nga.

Như vậy, bất kỳ cuộc khủng hoảng quân sự nào giữa Nga và Mỹ cũng sẽ bắt đầu từ cuộc tấn công phủ đầu chống lại các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ gần biên giới Nga.

Lãnh đạo Nga đã nhiều lần nói về khả năng một cuộc tấn công như vậy ở châu Âu. Và để phá hủy các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, Nga trước hết sẽ sử dụng tên lửa chiến thuật Iskander và sau đó là không quân tầm xa.

Ở vùng Viễn Đông, nơi hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và khoảng cách đến mục tiêu lớn hơn so với châu Âu, vai trò chính thuộc về máy bay ném bom. Ngay cả trong điều kiện quan hệ hai “ông lớn” được cải thiện, việc thực hành thường xuyên nhiệm vụ tiêu diệt hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn cần được tiếp tục. Bất kỳ chuyên gia nào cũng hiểu được điều đó.

Các động thái tiềm năng của quân đội Trung Quốc trong lĩnh vực này cũng vậy. Trung Quốc quan ngại về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhiều hơn so với Nga.

Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhỏ hơn và ít kỹ thuật hoàn hảo hơn của Nga. Hơn nữa, Trung Quốc có một số lượng lớn các đầu đạn tên lửa đạn đạo phi hạt nhân và chúng là một phần vững chắc trong tiềm năng quân sự của Trung Quốc. Lực lượng Không quân Trung Quốc có các máy bay ném bom H-6K với hệ thống điện tử tiên tiến và tên lửa hành trình DH-10.

Rõ ràng là các yếu tố của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Á sẽ là mục tiêu quan trọng nhất của các máy bay này. Rất có thể lực lượng không quân Trung Quốc ở phía tây Thái Bình Dương sẽ học tập kinh nghiệm bay xa và bay do thám của máy bay ném bom Nga.

Việc Trung Quốc mua 3 máy bay tiếp dầu trên không IL-78 của Ukraina cho phép suy đoán rằng trong tương lai một số máy bay ném bom H-6K sẽ có các nút tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm xa chuyến bay. Điều này sẽ cho phép máy bay của Trung Quốc xuất hiện trên gần căn cứ của Mỹ trên các đảo ở Thái Bình Dương.

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa