Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Điểm mặt những ‘sát thủ săn ngầm’ của Việt Nam

Hải quân Việt Nam đang dần tăng cường khả năng tác chiến chống ngầm bằng nhiều hệ thống vũ khí mới.

Điều kiện địa lý Việt Nam có đường bờ biển dài gần 3.500 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1,3 triệu km2. Tác chiến chống ngầm là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề đối với Hải quân Việt Nam.  

Nhận thấy được vấn đề này, sau khi đất nước thống nhất, Hải quân Việt Nam bắt đầu chú trọng phát triển khả năng tác chiến chống ngầm để đảm bảo an ninh quốc gia.

Phần lớn các vũ khí cho nhiệm vụ chiến tranh chống ngầm của Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ, gần đây Đảng, Nhà nước đã đầu tư mua sắm một số trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhiệm vụ tác chiến chống ngầm trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp trên Biển Đông, một trong những khu vực có lượng tàu ngầm hoạt động nhộn nhịp nhất thế giới.

Dưới đây là danh sách một số vũ khí cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam:

Tàu hộ tống săn ngầm lớp Petya

Đây là loại tàu săn ngầm thuộc đề án 159, tàu được chế tạo và đưa vào sử dụng trong Hải quân Liên Xô từ những năm 1960. Tàu được Liên Xô viện trợ cho Hải quân Việt Nam vào năm 1978, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tàu hộ tống săn ngầm lớp Petya-II/III là lực lượng chống ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Petya-II/III được trang bị hệ thống điện tử bao gồm: Radar tìm kiếm mục tiêu đường không và mặt nước Don-2, Slim Net. Về tác chiến chống ngầm, hệ thống cảm biến chính của tàu là hệ thống định vị thủy âm Herkules được gắn ở sườn tàu và một hệ thống kéo theo phía sau.

Vũ khí cho nhiệm vụ chống ngầm của tàu khá mạnh: Một dàn phóng ngư lôi 400mm với 5 ống phóng, 2 dàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000. Để đối phó với các mục tiêu mặt nước và đường không, tàu được vũ trang 2 pháo hạm nòng kép 76mm với tầm bắn khoảng 10 km, 2 pháo phòng không 37mm.

Trực thăng chống ngầm Ka-28

Đây là biến thể xuất khẩu của trực thăng chống ngầm nổi tiếng thế giới Ka-27, điểm dễ nhận biết của trực thăng này là phần mũi đặc biệt nơi chứa radar phát hiện các mục tiêu mặt nước. Để phát hiện tàu ngầm Ka-27 được trang bị các hệ thống điện tử như: Hệ thống phát hiện từ trường tàu ngầm MAD, sonar phát hiện tàu ngầm, thả phao định vị thủy âm.

Ka-28 có thể mang theo ngư lôi, bom sâu, mìn ở trong khoang, khi phát hiện tàu ngầm đối phương Ka-28 có thể tấn công bằng vũ khí mang theo hoặc phát tín hiệu báo động, thả phao đánh dấu vị trí tàu ngầm cho các lực lượng tấn công khác.

Hiện nay trực thăng KA-28 là lực lượng chống ngầm cơ động chủ lực của Hải quân Việt Nam.

Hiện nay, trực thăng Ka-28 là lực lượng chống ngầm cơ động chủ lực của Hải quân Việt Nam. Với tốc độ tối đa 270 km/h, tốc độ hành trình 205 km/h, phạm vi hoạt động 980km, trực thăng KA-28 có thể quần đảo một vùng biển rộng lớn và nhanh chóng phát hiện sớm sự xuất hiện của các tàu ngầm đối phương phát tín hiệu báo động và sẵn sàng tiêu diệt khi cần thiết. KA-28 là một trong những trực thăng săn ngầm hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Hố đen Kilo 636MV

Trong chiến tranh chống ngầm, sử dụng tàu ngầm chống lại tàu ngầm là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn chiến thuật tàu ngầm của đối phương. Trong nhiệm vụ này cự ly phát hiện tàu ngầm đối phương chính là nhân tố quyết định thành bại.

Tàu ngầm Kilo là vũ khí hiệu quả trong việc chống lại chiến lược tàu ngầm của đối phương.

Tàu ngầm Kilo 636MV được trang bị các công nghệ tiên tiến nhất của Nga hiện nay, hệ thống điện tử tinh vi, vũ khí đầy uy lực, tàu ngầm Kilo sẽ là vũ khí hiệu quả để chống lại chiến thuật tàu ngầm của đối phương.

Sát thủ chống ngầm P-3C Orion

Mặc dù thương vụ mua máy bay tuần tra hàng hải chống ngầm P-3C Orion đang trong quá trình đàm phán nhưng khả năng mua được sát thủ này là khả thi. Việc bán P-3C Orion không đi kèm vũ khí hoàn toàn phù hợp với các điều khoản về bán các trang thiết bị phi sát thương cho Việt Nam của Chính phủ Mỹ.

Hệ thống điện tử phát hiện tàu ngầm tinh vi của P-3C Orion sẽ cho phép Hải quân Việt Nam “vạch mặt” bất kỳ loại tàu ngầm nào. Tầm bay dài cho phép P-3C Orion thực hiện nhiệm vụ tuần tra chống ngầm suốt dọc chiều dài bờ biển Việt Nam. Đây là một khả năng rất quan trọng mà trước đó rất lâu Việt Nam không có được.

Nếu thương vụ P-3C Orion thành công, khả năng chống ngầm của Việt Nam sẽ tăng lên gấp bội.

Mặc dù P-3C chưa được trang bị vũ khí nhưng điều đó không phải là trở ngại quá lớn trong nhiệm vụ chống ngầm. P-3C sẽ phát hiện tàu ngầm và định vị chúng sau đó cung cấp tham số về mục tiêu cho các lực lượng chống ngầm khác. Trong tác chiến chống ngầm thì việc phát hiện được tàu ngầm là nhiệm vụ khó khăn nhất, một khi đã bị phát hiện việc tiêu diệt tàu ngầm là vấn đề quá dễ dàng.

(IFN)

Tin liên quan
Sức mạnh quân sự Việt Nam

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa