Đại diện của hãng sản xuất máy bay chiến đấu nổi tiếng Lockheed Martin của Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Quốc phòng hàng tuần Jane’s Defense Weekly cho biết rằng, lực lượng Hải quân Việt Nam trong tương lai gần có thể sẽ gửi yêu cầu đến lên Chính phủ Mỹ về việc cung cấp 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion.
Được giả định rằng trong thời gian đầu, những biến thể máy bay P-3 cung cấp cho Việt Nam sẽ không được trang bị vũ khí, nhưng về sau này, khi quan hệ Việt-Mỹ không ngừng được cải thiện, máy bay sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống vũ khí.
Dự kiến, Việt Nam sẽ mua những máy bay P-3C đời mới nhất đang có trong biên chế của Hải quân Mỹ mà sau khi nâng cấp sẽ có thể kéo dài thời hạn phục vụ thêm 20 năm nữa.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Việt Nam không có nhiều chọn lựa các nhà cung cấp tiềm năng bán máy bay tuần tra trên biển – phương tiện trinh sát quan trọng tình hình trên biển và tác chiến chống tàu ngầm. Hai loại máy bay chống ngầm nổi tiếng của Nga là Il-38 và Tu-142 đã dừng sản xuất từ lâu và hiện chỉ tiến hành hiện đại hóa những máy bay đang có. Hơn nữa, số lượng các máy bay này còn lại ở Nga là không nhiều, do đó họ không có lợi trong việc xuất khẩu.
Châu Âu hiện nay cũng không còn sản xuất máy bay tuần tra hải quân, ngoại trừ biến thể săn ngầm của nền tảng máy bay đa năng C-295 đang trong quá trình thử nghiệm nhưng lại có độ tin cậy không cao. Ngược lại, Hải quân Mỹ đã triển khai chương trình sản xuất máy bay tuần tra chống ngầm tiên tiến P-8 Poseidon (Thần biển cả). Kết quả là những máy bay P-3C Orion chưa hoàn toàn sử dụng hết nguồn dự trữ của họ đang đợi được thanh lý.
Không kể đến việc nhanh chóng bị thay thế, hiện nay P-3C vẫn là loại máy bay chống tàu ngầm mạnh mẽ và rất hiệu quả trên thế giới. Việc cung cấp những máy bay loại này cho Hải quân Việt Nam, trong trường hợp chúng sẽ được trang bị đầy đủ hệ thống vũ khí, sẽ có thể trở thành thứ vũ khí hiệu quả để “khắc chế” và ngăn chặn các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông, nơi đang xảy ra những tranh chấp gay gắt bởi đường lưỡi bò phi lý mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Trên đảo Hải Nam của Trung Quốc hiện nay có căn cứ chính của lực lượng tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược Trung Quốc, đó là quân cảng Yulin – công trình xây dựng đồ sộ trị giá hàng tỷ USD, căn cứ này có đầy đủ hầm trú ẩn cho các tàu ngầm, các kho vũ khí đạn dược và hệ thống phòng thủ phức tạp.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, căn cứ Yulin đang triển khai nhiều loại tàu ngầm của Trung Quốc như Type 039, Type 041 và đặc biệt là tàu ngầm của Type 094 mang tên lửa đạn đạo liên lục địa JL -2, và trong tương lai là các tàu ngầm cải tiến của dự án Type 096 lớp Tấn. Do đó, Biển Đông sẽ là khu vực tuần tra chính cho các tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Đó là lý do tại sao bất kỳ hoạt động tình báo nào của Hải quân Mỹ và các đồng minh của họ đều gây nên những phản ứng căng thẳng từ phía Trung Quốc.
Từ trước tới giờ mọi người vẫn cho là các tàu ngầm Trung Quốc hiện nay tụt hậu nhiều so với tàu ngầm của Nga và các nước phương Tây về công nghệ giảm tiếng ồn. Máy bay P-3C được xem là vũ khí khá hiệu quả và nguy hiểm chống tàu ngầm của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, và do vậy, sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần cho người Trung Quốc.
Cất cánh từ một căn cứ Việt Nam gần đó, chúng có thể theo dõi trong thời gian dài những khu vực tuần tra có thể có của tàu ngầm Trung Quốc, tương tự như lịch sử về hoạt động của các tàu ngầm Liên Xô với những máy bay P-3C của NATO đặt tại các căn cứ ở Na Uy.
Chính vì vậy, hoạt động của các tàu ngầm “siêu ồn” của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ dễ dàng bị Việt Nam phát hiện từ sớm nếu có sự hỗ trợ của những chiếc Orion. Thậm chí, ở một viễn cảnh tương lai, nếu như xảy ra một cuộc chiến trên Biển Đông thì với sự hiện diện của những “thợ săn tàu ngầm” P-3C Orion, khả năng ngăn chặn và tiêu diệt những tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông của Hải quân Việt Nam sẽ được tăng lên đáng kể.
Mặt khác, với 6 máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion, mỗi chiếc có tầm hoạt động khoảng 4.400 km sẽ đủ tạo ra một mạng lưới giám sát tàu ngầm đầy đủ trên toàn bộ những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở trên Biển Đông. P-3C cũng sẽ là một “trợ thủ” đắc lực, là tấm “khiên chắn đỡ” cho hạm đội gồm 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo 636 của Hải quân Việt Nam tương lai trong nhiệm vụ tuần tra phát hiện và chống tiếp cận, cung cấp thông tin, vị trí và các hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc trước khi “kiếm thần” Kilo thực hiện sứ mệnh của nó là hủy diệt đối phương. Lúc đó, sự kết hợp giữa công nghệ tinh túy trên tàu ngầm Kilo của Nga và máy bay tuần tra P-3C Orion của Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam những công cụ tác chiến hiệu quả trước những thách thức tàu ngầm trên Biển Đông trong tình hình mới.
(PNTD)
-
Indonesia ‘tậu’ thêm 2 siêu hạm tàng hình Sigma mà Việt Nam nhắm tới
- 16/04/2013
-
Xem “kình ngư” PT-76 Trung đoàn 206 huấn luyện
- 14/04/2013
-
Việt Nam hạ thủy tàu ‘tia chớp’ thứ hai
- 14/04/2013
-
P-3 Orion sẽ được nâng cấp trước khi bán cho Việt Nam
- 14/04/2013
-
Lockheed Martin: Sẽ nâng cấp P-3 Orion trước khi bán cho Việt Nam
- 14/04/2013
Hiện chưa có phản hồi nào.