Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » Nga – Trung là đối tác chiến lược hay chiến thuật?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm công du nước ngoài đầu tiên, một động thái được cho là chứng minh cho mối quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai nước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng mối quan hệ Nga – Trung chỉ mang tính chiến thuật.

Trung tâm phức hợp khổng lồ ở ngoại ô Mátxcơva được trang hoàng bằng các bức tranh và ghế bọc nhung đỏ từ Trung Quốc là loại hình kinh doanh mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình muốn mở rộng khi ông tới thăm Nga trong chuyến công du đầu tiên của mình.

Ở ngoại ô thủ đô nước Nga là các công ty Trung Quốc và Nga được sắp xếp lộn xộn, một khách sạn với 400 phòng và một khu hội nghị đang xây dở dang rộng trên 200km2, tòa tổ hợp Greenwood do liên doanh Trung Quốc xây dựng bằng nguyên vật liệu đến từ Trung Quốc.

Trong khi ông Tập Cận Bình hăng hái với các cơ hội kinh tế thì chủ nhà, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ “đón làn gió Trung Quốc cho con thuyền kinh tế của chúng ta” như ông đã khẳng định trong cuộc tranh cử chức tổng thống Nga hồi năm ngoái.
Mong muốn đó của Nga sẽ lớn mạnh hơn nếu Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nga, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất thế giới, và Trung Quốc, khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, muốn củng cố mục tiêu chung của cả hai nước là trở thành đối trọng về tài chính và chính trị với châu Âu và Hoa Kỳ. Chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm” của Hoa Kỳ cũng khiến Trung Quốc “ăn không ngon, ngủ không yên”.

Ông Tập Cận Bình (khi còn giữ chức Phó chủ tịch Trung Quốc) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mátxcơva hồi tháng 3/2010.

Ông Tập Cận Bình (khi còn giữ chức Phó chủ tịch Trung Quốc) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mátxcơva hồi tháng 3/2010.

Cả ông Putin và ông Tập đều “tung hô” lẫn nhau trong các cuộc phỏng vấn trước chuyến thăm này và khẳng định việc ông Tập chọn Mátxcơva là điểm công du nước ngoài đầu tiên của mình là bằng chứng cho thấy mối quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai quốc gia.
Ông Tập thì nhớ lại rằng khi còn trẻ ông đã từng đọc các tác phẩm kinh điển của nhà thơ Alexander Pushkin và nhà văn Leo Tolstoy còn ông Putin thì cho rằng mối quan hệ Nga – Trung đang ở giai đoạn “tốt đẹp nhất trong lịch sử lâu dài giữa hai nước”.
Trong những năm vừa qua, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều tỏ ra thống nhất trong nhiều vấn đề toàn cầu quan trọng.

Cả hai nước đã 3 lần cùng nhau phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề Syria do phương Tây đề xuất và Nga đã đi theo Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Về vấn đề Iran, cả hai nước đứng về phía phương Tây nhưng đã phủ quyết các lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an và phản đối các biện pháp trừng pháp mới dành cho Cộng hòa Hồi giáo. Cả Nga và Trung Quốc đều là đối thủ của Nhật Bản trong các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tuy nhiên, những điểm chung nói trên không thể dễ dàng biến thành các thỏa thuận năng lượng song phương.

Mặc dù các nguồn tin về công nghiệp cho biết nếu hai nước kí kết các gói hợp đồng thì Bắc Kinh sẽ trở thành khách hàng tiêu dụ dầu khí lớn nhất của Nga nhưng triển vọng hai nước tiến tới thỏa thuận về đường ống khí đốt từ Nga sang Trung Quốc còn rất mờ nhạt.
Việc ông Tập trở thành Chủ tịch Trung Quốc được coi là cơ hội để khởi động lại các cuộc đàm phán hiện đang bế tắc do vấn đề giá cả. Hôm qua, phát ngôn viên của ông Putin cho biết hiện chưa có thỏa thuận nào chuẩn bị được kí kết.

Trung Quốc mong muốn tiếp cận nguồn dầu khí của Nga.

Trung Quốc mong muốn tiếp cận nguồn dầu khí của Nga.

Trong cuộc phỏng vấn trước chuyến thăm của ông Tập, ông Putin cho biết thương mại song phương Nga – Trung đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua và đạt mức 87,5 tỷ USD trong năm 2012.

“Hai nước muốn tăng cường hợp tác về kinh tế và chúng tôi không chỉ nói chuyện về các công ty dầu khí mà còn về các công ty nhỏ hơn. Họ hiện đang là mối quan tâm hàng đầu”, Yevgeny Kolesov, giám đốc công ty Optim Consulting, công ty tư vấn đầu tiên của Nga hoạt động tại Trung Quốc.

Nhưng hiện kim ngạch thương mại giữa hai nước nhỏ hơn kim ngạch thương mại Nga – châu Âu 5 lần và cũng nhỏ hơn nhiều so với kim ngạch thương mại Trung – Mỹ.

Trong khi đó, trước thực tế Trung Quốc ngày càng gia tăng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế, và nước này ở vị trí liền kề các vùng phía đông ít người sinh sống của Nga và có dân số lớn gấp 10 dân số của Nga, Mátxcơva lo ngại rằng một ngày nào đó Trung Quốc có thể sẽ thách thức chủ quyền của chính nước Nga.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng Nga đã phân bổ các nguồn lực, bao gồm các nguồn lực phòng không và tàu ngầm tới bờ biển phía đông nhằm đối đầu với năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.

Xét về tương quan kinh tế, hai nước cũng không tương xứng nhau. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 7,8% vào năm ngoái trong khi tăng trưởng kinh tế của Nga chỉ khoảng 3,5%.

“Nga rất lo ngại mối tương quan về kinh tế nhưng điều đó chưa biến thành mối lo về chính trị”, Fyodor Lukyanov, biên tập tờ tạp chí Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu, nhận xét.

Ở một khía cạnh nào đó, mối quan hệ đối tác giữa Mátxcơva và Bắc Kinh thiên về mối quan hệ chiến thuật hơn là chiến lược.
Theo giám đốc Trung tâm Carnegie Mátxcơva Dmitri Trenin, hiện tại, Trung Quốc muốn thể hiện rằng nước này không muốn có vấn đề gì ở khu vực biên giới với Nga – nơi cách đây 50 năm đã xảy ra giao tranh. Trung Quốc cũng muốn có dầu mỏ từ Nga để giúp nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

“Người Trung Quốc đã rất thành công trong việc thu lợi từ mối quan hệ với người Nga, hơn hẳn so với những gì mà người Mỹ đã làm với Nga”, ông Trenin bình luận.

LD (IFN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa