Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Ấn Độ mua “hàng thật” để đối phó “hàng nhái” Trung Quốc?

Theo bài báo thì Ấn Độ sẽ phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc, có nhiều lý do để sắm máy bay F-35 Mỹ…

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc đưa tin, ngày 9/11, chuyên gia phân tích Viện nghiên cứu phân tích quốc phòng Ấn Độ, Vivek Kapur có bài viết cho rằng, về phát triển khả năng hàng không trong nước, Trung Quốc đã có sự tiến bộ, máy bay chiến đấu J-31 lần đầu tiên bay thử đánh dấu Không quân Trung Quốc đã có sự chuẩn bị cho cuộc “so tài” với các nước khác.

  • >> Khám phá trực thăng lớn nhất thế giới một thời ở Việt Nam

  • >> Điều gì khiến Trung Quốc muốn nhập khẩu Su-35BM cho bằng được?

  • >> Nhà sáng lập trang Megaupload gặp sự cố máy bay


Cùng với việc phát triển chương trình máy bay chiến đấu J-31, sự cân bằng lực lượng máy bay chiến đấu với Trung Quốc được Ấn Độ nỗ lực duy trì (sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKI ứng phó với các loại máy bay J-10, J-11B/J-11BS của Trung Quốc; sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKK, máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA, biên đội hỗn hợp máy bay chiến đấu MiG-29UPG và Mirage-2000UPG ứng phó với máy bay chiến đấu JF-17, J-8III của Trung Quốc; sử dụng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Ấn Độ ứng phó với máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc) sẽ từng bước bị phá vỡ.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

F-22,F-35 đọ sức Sukhoi T-50 (PAK FA)


Trong tình hình đó, bài viết kiến nghị, Ấn Độ từ bỏ kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, chuyển sang mua các loại máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời mở rộng quy mô biên đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ Ấn Độ và Su-30MKI.

Tiến bộ lớn của công nghệ hàng không hiện đại Trung Quốc

Bài viết cho rằng, trong mấy năm qua, Trung Quốc đầu tư quy mô lớn cho ngành hàng không, hiện đã đạt được kết quả rõ rệt. Ngày 11/1/2011, Trung Quốc cho bay thử loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên, do Công ty Máy bay Thành Độ nghiên cứu chế tạo.

Khi đó, có người phỏng đoán, Trung Quốc đã triển khai 3 chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm độc lập, trong đó ít nhất có một chương trình do Công ty Máy bay Thẩm Dương phụ trách.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc

Thực tế cho thấy, sự phỏng đoán này là chính xác. Ngày 31/10/2012, máy bay chiến đấu J-31 của Công ty Máy bay Thẩm Dương đã bay thử lần đầu tiên thành công tại Thẩm Dương.

Sự kiện này làm cho Trung Quốc hầu như trở thành nước đầu tiên trên thế giới đồng thời hoàn thành thiết kế 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong nước. Hiện nay, Nga chỉ có một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đó là máy bay chiến đấu T-50, nó đã bay thử lần đầu tiên vào tháng 8/2011.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Mỹ đã nghiên cứu chế tạo thành công và trang bị máy bay chiến đấu F-22 Raptor. Máy bay chiến đấu F-22 bay lần đầu tiên vào ngày 7/9/1997. Ngày 14/1/2003, chiếc máy bay chiến đấu F-22 đầu tiên đã bàn giao cho Không quân Mỹ ở căn cứ không quân Nellis.

Loại máy bay chiến đấu thế hệ năm thứ hai của Mỹ là máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Lightning II. Quá trình phát triển của loại máy bay chiến đấu này có thể nói là thay đổi bất ngờ, từng nhiều lần bị trì hoãn. Ngày 15/12/2006, máy bay chiến đấu F-35 bay thử lần đầu tiên thành công. Sau đó, ngày 5/5/2011, chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên được bàn giao cho Không quân Mỹ.

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga bay thử

Máy bay chiến đấu tàng hình T-50 Nga bay thử

Nhưng, công tác nghiên cứu phát triển loại máy bay chiến đấu này vẫn đang tiếp tục. Thời gian biểu phát triển máy bay chiến đấu F-22 và F-35 rõ ràng cho thấy hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này hoàn toàn không phải là chương trình được thực hiện đồng thời. Như vậy, sau khi máy bay chiến đấu F-22 bắt đầu đưa vào hoạt động, máy bay chiến đấu F-35 mới hoàn thành bay thử lần đầu tiên.

Đến nay, ngoài Trung Quốc, Nga và Mỹ, các nước khác đều không có chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm – Ấn Độ cột chặt chương trình máy bay thế hệ thứ năm vào Nga, là một bộ phận của chương trình T-50/PAK FA Nga.

Trụ cột của lực lượng hàng không châu Âu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, chẳng hạn máy bay chiến đấu Typhoon do Công ty Máy bay chiến đấu châu Âu nghiên cứu chế tạo, máy bay chiến đấu Rafale do Công ty Dassault Pháp nghiên cứu chế tạo.

Mặc dù Mỹ là nước dẫn đầu về công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, họ phải kéo dài thời gian của chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là không thể trách được. Nhưng, thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm ít ra đã tạo ra ấn tượng cảnh giác quan trọng.

Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc

Máy bay chiến đấu J-11BS Trung Quốc

Trung Quốc từ thập niên 1950 chủ yếu sản xuất máy bay chiến đấu Liên Xô phiên bản cải tiến (máy bay chiến đấu J-6 là hàng nhái của máy bay chiến đấu MiG-19, máy bay chiến đấu J-7 là hàng nhái của máy bay chiến đấu J-21, máy bay chiến đấu J-8 là hàng phóng to của máy bay chiến đấu MiG-21), phát triển đến sao chép và cải tiến máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Nga (J-11B và J-11BS được nghiên cứu phát triển trên nền tảng của Su-27SK, máy bay chiến đấu J-15 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng Su-33), cho đến hiện nay Trung Quốc có thể đồng thời tự nghiên cứu phát triển ra hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm – máy bay chiến đấu J-20 và J-31.

Trong mấy chục năm tiến hành một sự nhảy vọt về khả năng công nghệ từ máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tốt nhất rồi đến máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, ít ra có thể gây ấn tượng với dư luận.

Những nước khác có thể rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển hiện đại hóa ngành hàng không của Trung Quốc. Sự phát triển của ngành hàng không Trung Quốc được lợi từ 2 nhân tố khác nhau. Trước hết, trong phần lớn thời gian của thế kỷ trước, Trung Quốc trên thực tế đối mặt với sự phong tỏa công nghệ hàng không, buộc họ phát triển công nghệ và trang bị của mình. Thứ hai, Không quân Trung Quốc toàn lực hỗ trợ ngành hàng không trong nước.

Máy bay chiến đấu J-31 phá vỡ sự cân bằng lực lượng máy bay chiến đấu Trung-Ấn?

Không quân Ấn Độ hiểu rất rõ là vấn đề biên giới hai nước Trung-Ấn vẫn chưa được giải quyết. Có phương tiện truyền thông cho rằng, Không quân Ấn Độ đang xây dựng hạ tầng cơ sở ở khu vực tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của hai nước (tức bang Arunachal, Trung Quốc họi là Nam Tây Tạng).

Không quân Ấn Độ còn đang tăng cường trang bị lực lượng thông thường ở khu vực đông bắc, triển khai phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở khu vực này.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ

Hiện nay, máy bay chiến đấu Su-30MKI là máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn thông qua trang bị nhiều hơn máy bay chiến đấu su-30MKI, kéo dài tuổi thọ sử dụng của các máy bay chiến đấu khác như MiG-29 và Mirage-2000 để nâng cao sức mạnh cho biên đội máy bay chiến đấu.

Không quân Ấn Độ cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của họ sẽ đưa vào hoạt động trước sau năm 2020. Tuy nhiên, những biểu hiện của Nga trong các chương trình như nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Gorshkov và nâng cấp máy bay trinh sát trên biển IL-38 khiến cho người ta không khỏi nghi ngờ về thời hạn dự định này.

Hiện nay, Nga đã thể hiện một xu hướng đáng lo ngại: Cùng với việc tăng nhu cầu vốn, trì hoãn thời hạn bàn giao. Vì vậy, Không quân Ấn Độ phải chăng có thể trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trước sau năm 2020 vẫn còn phải đợi quan sát.

Cách đây không lâu, nếu biên giới Trung-Ấn bùng phát chiến tranh nóng, Ấn Độ còn có thể cố gắng ứng phó với ưu thế trên không của Không quân Trung Quốc – sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKI ứng phó với máy bay chiến đấu J-10, J-11B/J-11BS của Trung Quốc; sử dụng máy bay chiến đấu Su-30MKK, máy bay chiến đấu hạng nhẹ LCA và biên đôi hỗn hợp máy bay MiG-29UPG và Mirage-2000UPG ứng phó với máy bay chiến đấu JF-17, J-8III của Trung Quốc; sử dụng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm (FGFA) của Ấn Độ ứng phó với máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu MiG-29UPG của Không quân Ấn Độ.

Nhưng, sự ra đời của máy bay chiến đấu J-31 đã làm thay đổi tình hình. Ngoài việc tăng số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho Không quân Trung Quốc, loại máy bay chiến đấu này còn có thể tạo sự bổ sung cho máy bay chiến đấu J-20.

Đứng trước tình hình này, các hành động như Ấn Độ chi mạnh thúc đẩy chương trình “máy báy chiến đấu đa năng hạng trung” (MMRCA), mua máy bay chiến đấu Rafale Pháp không có khả năng chiến đấu bằng máy bay thế hệ thứ năm… rất không sáng suốt. Dự kiến, trong chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Ấn-Nga, Ấn Độ sẽ đầu tư 30 tỷ USD. Ấn Độ có thể đồng thời khởi động một chương trình máy bay thế hệ thứ năm khác hay không? Câu trả lời có thể là “không thể”.

Hơn nữa, Ấn Độ và Nga “hợp tác nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm” vốn là một chuyện thần thoại. Máy bay chiến đấu T-50 đã bay thử lần đầu tiên năm 2011, có tin cho rằng hiện nay Nga đã chế tạo 3 máy bay nguyên mẫu. Thử hỏi, hai nước Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu phát triển một loại “máy bay chiến đấu đã cất cánh” như thế nào? Vì vậy, rất rõ ràng, máy bay chiến đấu T-50 được nghiên cứu chế tạo dựa vào nhu cầu của Không quân Nga, chứ không phải nhu cầu của Không quân Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu Mirage-2000 của Không quân Ấn Độ.

Ấn Độ cần mua máy bay chiến đấu F-35 để duy trì ưu thế trên không với Trung Quốc

Xuất phát từ sự tính toán cẩn thận về chi phí, Ấn Độ có lẽ cần xem xét hủy bỏ chương trình MMRCA, chuyển sang mua máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Mỹ.

Loại máy bay chiến đấu này có thể đưa vào hoạt động sớm hơn máy bay chiến đấu T-50, hơn nữa còn có thể cung cấp máy bay chiến đấu hải quân cho tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (tức INS Vikramaditya) và tàu sân bay do Ấn Độ tự sản xuất.

Trên thực tế, thông qua mua biên đội hỗn hợp máy bay chiến đấu F-35 loại cất/hạ cánh thông thường và cất/hạ cánh thẳng đứng, còn có lợi cho giảm yêu cầu của Không quân Ấn Độ đối với căn cứ không quân.

Hơn nữa, rút được bài học kinh nghiệm từ chương trình máy bay chiến đấu F-35, đặc biệt là sản xuất loại máy bay chiến đấu này trong điều kiện có giấy phép sản xuất, đồng thời còn có thể dễ dàng làm cho chương trình máy bay chiến đấu tàng hình AMCA của Ấn Độ khôi phục hoạt động.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất.

Về phát triển khả năng hàng không trong nước, Trung Quốc đã giành được tiến bộ quan trọng, máy bay chiến đấu J-31 bay thử lần đầu tiên đánh dấu Không quân Trung Quốc đã chuẩn bị tốt việc “so tài” với Không quân Mỹ và Nga.

Cùng với việc đưa vào hoạt động hai loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, khả năng Không quân Trung Quốc triển khai máy bay chiến đấu tiên tiến có tính năng cao hơn, số lượng nhiều hơn trong “Chiến tranh cục bộ dưới điều kiện thông tin hóa” sẽ có biểu hiện cải thiện về chỉ số.

Xét tới hai nước Trung-Ấn đang tồn tại vấn đề biên giới, Không quân Ấn Độ có lý do đánh giá lại kế hoạch mua sắm trang bị của họ.

Có lẽ, Ấn Độ nên từ bỏ chương trình đổi sang trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung, chuyển sang mua các loại máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, đồng thời mở rộng quy mô biên đội máy bay chiến đấu hạng nhẹ Ấn Độ và Su-30MKI mua của Nga.

Việt Dũng (nguồn báo Phương Đông, TQ/GD)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa