Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » “Trung Quốc sẽ hiếu chiến hơn trong tranh chấp lãnh thổ”

Đây là nhận định của chuyên gia Đài Loan, nhất là khi Trung Quốc đang “quân sự hóa” lực lượng chấp pháp của họ, tham vọng trở thành cường quốc biển…

Ngày 3/1, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản đăng bài viết của Khấu Mật Tương, nhà nghiên cứu vấn đề Trung Quốc, phó trưởng ban trang tiếng Anh tờ “Thời báo Đài Bắc”.

  • >> Máy bay Trung Quốc xâm nhập Senkaku, F-15 Nhật Bản cất cánh khẩn cấp

  • >> Nhật triển khai máy bay chặn máy bay Trung Quốc

  • >> Viên tướng “diều hâu” Trung Quốc lên tiếng hung hăng


Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã và đang không ngừng tăng cường áp đặt chủ trương, lập trường của họ ở các khu vực tranh chấp trên biển. Hơn nữa, gần đây các nguồn tin cho biết, Cục Hải giám Trung Quốc đã tiếp nhận 11 tàu chiến nghỉ hưu từ Hải quân Trung Quốc.

Một số nhà quan sát chỉ ra, động thái tiếp nhận tàu chiến mới của những cơ quan dân sự (trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc) này đã gây lo ngại cho dư luận. Hơn nữa còn có dấu hiệu cho thấy, Bắc Kinh đang mất đi sự nhẫn nại, sẵn sàng nâng các cuộc tranh chấp lãnh thổ lên cấp độ mới, có thể là hiếu chiến hơn.

Các tàu cá Trung Quốc tại một cảng thuộc tỉnh Hải Nam.

Bài viết cho rằng, những tàu chiến nghỉ hưu này đã được cải tạo, tân trang, sau đó bàn giao cho Cục hải giám Trung Quốc, gồm có 2 tàu khu trục tên lửa lớp Lữ Đại Type 051 (tàu Nam Ninh và tàu Nam Kinh), cùng với tàu chấp pháp, tàu kéo và tàu phá băng.

Bài viết cho biết, 2 tàu khu trục lớp 3.250 tấn có tốc độ cao nhất đạt 32 hải lý/giờ, sẽ “tuần tra” ở biển Hoa Đông và biển Đông. Trước khi nghỉ hưu, 2 chiếc tàu chiến đã phục vụ hơn 30 năm này đã được lắp đặt hạm pháo 130 mm có tầm phóng 29 km, cùng với tên lửa chống hạm.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng và Cục Hải giám Trung Quốc còn chưa có bình luận gì về việc bàn giao những tàu chiến nghỉ hưu vừa qua.
Tuy nhiên, Úc Chí Vinh, nhà nghiên cứu Trung tâm phát triển biển Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, khả năng đảm đương các nhiệm vụ của Cục Hải giám Trung Quốc đã được cải thiện.

Bài viết tuyên truyền cho rằng, từ năm 2000 đến nay, tổng cộng có 13 tàu chiến đã gia nhập vào đội tàu của Cục Hải giám Trung Quốc. Việc biên chế những tàu chiến này chủ yếu là để “đáp trả” lại việc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trang bị những tàu chiến tương đối lớn.

Trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 12”, đến năm 2015, Hải giám Trung Quốc sẽ còn bổ sung thêm 36 tàu hải giám cỡ lớn và trung bình gồm các lớp 600 tấn, 1.000 tấn và 1.500 tấn.

Hơn nữa, những năm gần đây, Trung tâm chỉ huy ngư chính Trung Quốc cũng liên tục được bổ sung thêm các tàu chiến nghỉ hưu. Đội tàu của tổ chức này chủ yếu hoạt động (trái phép) ở vùng biển lân cận quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (hai quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam) và quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát.

Cũng giống như Nhật Bản, hiện nay Trung Quốc cũng “không điều tàu chiến của lực lượng hải quân đến các khu vực tranh chấp” để tránh mang tiếng dùng sức mạnh hải quân để leo thang xung đột (nhưng lại đang khoác áo “dân sự” cho các tàu chiến, biên chế cho Hải giám, Ngư chính, Cảnh sát biển…).

Một số nhà quan sát chỉ ra, những tổ chức dân sự trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tiếp nhận tàu chiến mới là một động thái đáng quan ngại chưa từng có, hơn nữa có dấu hiệu còn cho thấy, Bắc Kinh đang mất đi kiên nhẫn, sẵn sàng đưa các cuộc tranh chấp lãnh thổ lên cấp độ mới, có lẽ là hiếu chiến hơn.
Bài viết cho rằng, ngày 29/12/2012, khi trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, Thiếu tướng La Viện, Phó Tổng thư ký Hội nghiên cứu khoa học quân sự, Viện khoa học quân sự Trung Quốc đã có những lời lẽ răn đe rằng, Trung Quốc “tự kiềm chế” có thể sẽ không tiếp tục kéo dài hơn.

Với lối nói “mẹ hát con khen hay”, La Viện tự cho rằng, trước năm 2012, trong tranh chấp trên biển, Trung Quốc áp dụng chính sách “tự kiềm chế, gác lại tranh chấp, xử lý tranh chấp bằng phương thức hòa bình”.

Tiếp theo, ông tướng La Viện lại “gắp lửa bỏ tay người”, chỉ trích rằng, các nước liên quan tranh chấp đã hoàn toàn không “gác lại tranh chấp”, ngược lại đã áp dụng các hành động “chống Trung Quốc” đơn phương và các hành vi “khiêu khích” để thúc đẩy tranh chấp.

Tàu khu trục Nam Kinh của Hạm đội Nam Hải đã nghỉ hưu ngày 26/9/2012 và đã gia nhập đội tàu Hải giám Trung Quốc.

La Viện dự đoán, bắt đầu từ năm 2012, tất cả các nước có liên quan đều đã bước vào một thời kỳ có rủi ro cao và cạnh tranh quyết liệt.

Theo bài viết, gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và liên tiếp xâm phạm vùng biển đảo Senkaku cả trên biển và trên không. Cuối tháng 12/2012, Trung Quốc còn tuyên bố, có kế hoạch chi 1,6 tỷ USD cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở một phần các hòn đảo trên biển Đông (bất hợp pháp), tạo một cơ sở cho cái gọi là “phát triển lâu dài” thành phố phi pháp Tam Sa.
Có bài báo cho rằng, một phần nguồn vốn sẽ dùng để mua sắm tàu chấp pháp và tàu tiếp tế trên biển. Những thủ đoạn này đều có thể khiến cho tình hình căng thẳng của khu vực xấu đi.

Cuối cùng, theo bài viết, trừ phi các biện pháp “phô diễn cơ bắp” của Bắc Kinh có thể buộc các nước chủ trương chủ quyền ở khu vực tranh chấp “chùn bước”, nếu không, năm 2013, hành động quân sự hóa của Cục Hải giám Trung Quốc sẽ không dừng lại.

Do Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thề sẽ tăng chi tiêu quốc phòng và từ chối nhượng bộ trong xung đột ở đảo Senkaku, vì vậy khả năng leo thang xung đột ở biển Hoa Đông sẽ tăng cao.

(BSH)

Tin liên quan
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
  • Senkaku dễ nổ nhất trong “4 thùng thuốc súng” vây Trung Quốc

    - 27/02/2013

  • 6 con đường ngăn chặn chiến tranh Trung – Nhật

    - 26/02/2013

  • “Lý luận của Nhật về Senkaku là ‘lý sự của kẻ trộm’”

    - 26/02/2013

  • Đến Mỹ cũng sợ “thùng thuốc súng” Trung-Nhật?

    - 26/02/2013

  • Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ

    - 26/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa