Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Nga chi “khủng” xây dựng mạng do thám vũ trụ bằng vệ tinh

Nga quyết lấy lại ưu thế “mắt thần” từ vũ trụ sử dụng 5 vệ tinh có tỷ lệ phân giải dưới 1 m, nhận được nhãn hiệu ô tô và đặc điểm mặt người.

Tờ Izvestia Nga ngày 10/4 cho biết, Bộ Quốc phòng Nga và Công ty liên hợp nghiên cứu khoa học và sản xuất Lavochkin (Lavochkkin Association) ký kết một hợp đồng nghiên cứu chế tạo hệ thống vệ tinh trinh sát/do thám mới, trị giá khoảng 70 tỷ rúp (khoảng 2,3 tỷ USD).

Được biết, sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga không tiếp tục phóng vệ tinh do thám tương tự, trong bối cảnh vệ tinh do thám ngày càng đóng vai trò nổi bật hiện nay, động thái này của quân Nga có ý đồ quay trở lại làm chủ “đôi mắt vũ trụ”.

Nga vận chuyển tên lửa đẩy đến bãi phóng

Theo bài báo, Tổng giám đốc công ty Lavochkin Association là Viktor Khartov tiết lộ, hệ thống vệ tinh do thám mà Bộ Quốc phòng Nga mua lần này gồm 5 vệ tinh, tỷ lệ phân giải của hệ thống này sẽ thấp hơn 1 m, có thể nhận biết được nhãn hiệu, biển số ô tô trên mặt đất và đặc điểm mặt người.

Theo giới thiệu, hệ thống vệ tinh do thám này có kế hoạch phóng trước 2 vệ tinh, sau đó tiếp tục phóng 3 vệ tinh, từ đó tạo thành mạng lưới do thám vũ trụ hoàn chỉnh.

Bài báo nhấn mạnh, hiện nay Nga vẫn chưa có hệ thống vệ tinh do thám tương tự, sau khi Liên Xô giải thể, Nga cũng chưa phóng vệ tinh do thám quân sự này. Vì vậy, công ty này sẽ cân nhắc mua công nghệ có liên quan từ nước ngoài.

Vệ tinh do thám Kobalt-M Nga.

Khartov nói: “Vệ tinh sẽ do chúng tôi tự sản xuất. Nhưng, một số thiết bị trên vệ tinh sẽ mua của nước ngoài, sau đó cùng với việc nhập công nghệ, trên các thiết bị có liên quan, từng bước mở rộng tỷ lệ công nghệ của bản thân Nga, từng bước tiến hành nội địa hóa, cuối cùng hoàn toàn độc lập sản xuất”.

Nguồn tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Nga cho biết, khách hàng cung ứng tiềm năng của thiết bị vệ tinh Nga gồm có Công ty EADS châu Âu, Công ty hàng không vũ trụ Thales Alenia của Italia và Công ty IAI của Israel.

Chuyên gia Nga cho rằng, sản xuất vệ tinh quân sự tiên tiến như vậy, khi lựa chọn nhà cung ứng thiết bị, không chỉ cần xem xét tính năng công nghệ, mà còn phải xem xét yếu tố chính trị. Theo bài báo, vệ tinh do thám tỷ lệ phân  giải cao là công nghệ mang tính chiến lược, hợp tác giữa Nga và Công ty EADS châu Âu trên phương diện này sẽ đối mặt với tình hình rất phức tạp.

Vệ tinh do thám Ofeq-9 Israel

Về công nghệ, công ty của Italia có thể tồn tại vấn đề. Trong khi đó, trước đây, Israel từng hợp tác với Nga trong chương trình máy bay không người lái (UAV). “Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, hợp tác với công ty này xem ra là có triển vọng nhất”.

(BGD)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: ,
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa