Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung-Vina đã có những tiết lộ rất thú vị về dự án Tổ hợp Công nghệ cao Thái Nguyên vừa được chính thức khởi công sáng 25/3.
Trên đường tham dự lễ khởi công dự án Tổ hợp Công nghệ cao Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Đạo đã có buổi trao đổi thân thiện với đoàn phóng viên.
“Samsung Thái Nguyên là dự án chớp nhoáng”
Tại sao lại gọi là chớp nhoáng? Theo giải thích của ông Đạo, Samsung vừa đệ đơn lên Chính phủ xin cấp phép đầu tư Dự án Samsung Thái Nguyên hồi cuối năm ngoái và chỉ chính thức được thông qua vào hôm 19/3 vừa qua.
Cũng theo vị lãnh đạo cấp cao của Samsung-Vina này, nguyên nhân khiến Samsung ngay lập tức phải đi vào thi công dự án chỉ vài ngày sau khi được cấp giấy phép là vì sự phát triển nhanh chóng của tập đoàn Samsung trong vòng 2 năm gần đây.
Từ năm 2011 đến giờ, Samsung đã có sự vươn mình mạnh mẽ từ chỗ dẫn đầu thế giới về thị trường smartphone thành số một địa cầu về thị trường điện thoại di động nói chung. Do đó, nguồn cung cấp thiết bị hiện nay của Samsung trên toàn cầu vẫn chưa đủ đáp ứng và dự án Samsung Thái Nguyên cần phải gấp rút được thực hiện để bổ sung cho sự thiếu hụt này.
“Samsung Thái Nguyên là nhà máy lớn nhất thế giới”
Nhà máy SEV (Samsung Electronic Vietnam) Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động năm 2009 với tổng số vốn đầu tư 670 triệu USD và là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của Samsung. Sau những thành công đáng ghi nhận của dự án đầu tư đầu tiên này, năm 2012, Samsung đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư lên 1,5 tỉ USD, phát triển SEV thành Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Việt Nam (Samsung Complex Việt Nam).
Trong khi đó, khu Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên ngay từ đầu đã có tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 2 tỉ USD. Với khoản đầu tư khổng lồ như vậy, ông Đạo cho biết khu Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của Samsung.
Lí do chọn Việt Nam, cụ thể là Thái Nguyên?
Nhiều người cho rằng, việc Samsung đầu tư quy mô lớn vào Việt Nam là vì giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, ông Đạo đã phản bác ý kiến này. Ông tiết lộ, lí do Samsung chọn Việt Nam làm nơi đầu tư mạnh là bởi sự ổn định, nhất quán về chính trị ở nước ta, tránh được tình trạng nhiêu khê, sách nhiễu, “trên bảo, dưới không nghe”…
Thêm vào đó, ông Đạo cũng thay mặt Samsung cảm ơn Chính phủ, cảm ơn tỉnh Thái Nguyên đã tạo rất nhiều điều kiện để Samsung có thể vào đầu tư tại địa phương này.
(Bgenk)
Không biết ở thái nguyên có trường đại hoc để phục vụ đàp tạo kỹ sư, chuyên viên cho hãng sam sung không? néu không nên liên hệ với hãng để có 1 trường đại học tâi đây với những nghành theo yêu cầu để phục vụ cho hãng. Hãng sẽ giúp đỡ phần nào như những kỹ sư, chuyên viên ra trường sẹ được hãng nhận vào làm, phụ giúp cho chuyên nghành R&D của trường, cung cấp học bổng cho những người nghèo khó…Ở bên mỹ những hãng lớn có những chuơng trình tương tự như vậy. ngược lại họ đuợc hưởng những quyền lợi chương trình thuế khóa cũa tiểu bang cho họ.