Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 13): Mein Kampf (Tập 2) – Chương 8.1: Quá trình “chia rẽ toàn dân tộc”

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI (ADOLF HITLER)

CHƯƠNG 8.1: QUÁ TRÌNH “CHIA RẼ TOÀN DÂN TỘC”

Chúng tôi nhìn thấy trong lịch sử, theo quan điểm của hai đường lối chính có khả năng giải quyết được vấn đề của nước Đức lúc đó và những đại diện cũng như những người ủng hộ và đấu tranh quan trọng nhất của hai đường lối đó là Áo và Phổ, Habsburger và Hohenzoller, ngay từ đầu đáng lẽ phải được kết hợp lại với nhau; đáng lẽ người ta nên giãi bày quan điểm của mình về đường lối này hay đường lối khác trong một lực lượng hợp nhất. Rồi sau đó, đường lối của người đại diện có ý nghĩa hơn cả sau cùng sẽ được chọn để đi theo; tuy nhiên, mục đích của Áo chưa bao giờ để dẫn đường tới một Vương quốc Đức.

Và giờ thì vương quốc của một nước Đức thống nhất mạnh nhất đã được xây dựng nên từ thực tế là vương miện quốc vương Đức đã được giành lấy trên chiến trường Königgrätz chứ không phải trong những trận chiến trước Paris như người ta thường nghĩ sau này. Điều đó đã khiến hàng triệu người dân Đức cảm thấy trái tim mình như đang rỉ máu và đó giống như dấu hiệu cuối cùng đáng sợ nhất về một cuộc xung đột anh em.

Adolf Hitler.

Thế nên sự thành lập Vương quốc Đức tự nó không phải là kết quả của một mong muốn nào đó từ hầu hết mọi người trên những con đường chung mà phần nhiều là kết quả của những cuộc chỉến có ý thức và đôi lúc là vô thức để giành quyền bá chủ mà trong đó, quân Phổ cuối cùng đã là người chiến thắng. Và người nào không mù quáng tin vào các chính sách của đảng phái che giấu sự thật thì người đó sẽ phải xác nhận rằng, cái được gọi là sự khôn ngoan của loài người sẽ không bao giờ đưa ra được cùng một quyết định sáng suốt tương tự như sự sáng suốt của cuộc sống, chính là của một cuộc đấu sức tự do cuối cùng cũng sẽ bắt cái quyết định đấy trở thành hiện thực. Bởi ai trên lãnh thổ Đức cách đây hai thế kỷ đã thực sự tin rằng, người Phổ có nguồn gốc Hohenzoller trước đây là mầm mống, là người sáng lập và là bậc thầy của một vương quốc mới, chứ không phải người từ tộc Habsburg?! Ai ngày nay còn muốn phủ nhận rằng, số phận đã đối xử tử tế hơn rất nhiều; ai ngày nay còn có thể hình dung ra một Vương quốc Đức với những nguyên tắc của một triều đại lười nhác và suy đồi?

Không, sự phát triển tất yếu sau cuộc đấu tranh kéo dài hàng thế kỷ cuối cùng cũng mang người giỏi nhất tới nơi mà người đó xứng đáng thuộc về.

Điều đó sẽ luôn là như vậy, sẽ mãi tồn tại như vậy, như nó vốn là như vậy.
Chính vì thế mà chẳng có gì đáng kêu ca, phàn nàn khi những con người khác nhau lại lên đường tìm đến mục tiêu: Kẻ mạnh nhất và nhanh nhất theo cách đó sẽ được nhận ra và trở thành người chiến thắng.

Mục lục
[ẩn]

Vẫn còn một lý do thứ hai giải thích vì sao trong cuộc sống của các dân tộc, thường xuyên có những phong trào với cách thức khá giống nhau lại tìm cách trên những con đường khác nhau để đạt được mục đích khá giống nhau. Nguyên do này không những không hề bi thảm mà thậm chí còn rất đáng thương hại. Nó nằm trong một mớ hỗn độn nhũng sự đố kỵ, ghen tuông, tham vọng và trong tính hay ăn cắp của người khác mà người ta đáng tiếc là đôi lúc đã nhận thấy chúng hòa quyện với nhau trong những chủ thể riêng của loài người.

Ngay khi một người mà nhận ra sự thiếu thốn, cấp bách của dấn tộc mình một cách sâu sắc xuất hiện và giờ đây, sau khi đã khám phá ra sự thật cuối cùng về bản chất của căn bệnh, anh ta đã nỗ lực để chữa trị nó và khi anh ta cố định một mục tiêu và chọn con đường có thể dẫn mình tới mục tiêu đó, thì ngay lập tức lũ tiểu nhân bần tiện nhất sẽ chú ý đến và sẽ dõi theo từng hành động của anh ta, người đã tự đẩy mình vào tầm mắt của công luận. Giống như con chim sẻ có vẻ như hoàn toàn không quan tâm gì, nhưng thực tế thì đang rất bứt rứt không ngừng quan sát một anh bạn may mắn hơn đang có một mẩu bánh mì để trong nháy mắt bất cẩn, bất ngờ chộp giật lấy nó, thì những con người này cũng y hệt vậy! Chỉ một người cần phải bước đi trên một con đường mới thì đã có rất nhiều kẻ lười biếng lảng vảng xung quanh đáng ngờ và đánh hơi thấy một miếng, mẩu béo bở nào đó, dù nó có thể nằm tận cuối con đường. Ngay khi chúng kháo nhau nơi anh ta sẽ tìm được chút gì, ngay lập tức chúng sẽ ba chân bốn cẳng giẫm đạp lên nhau mà tìm con đường nhanh hơn để giành lấy mục tiêu.

Nếu phong trào mới đã được thành lập và nó đón nhận chương trình hoạt động cụ thể của mình thì lũ người kia sẽ tới và tuyên bố đấu tranh cùng vì một mục tiêu; không đời nào chúng chịu đứng trong hàng ngũ của một phong trào như thế và công nhận đặc quyền của nó, mà chúng sẽ ăn cắp chương trình hoạt động ấy và dựa vào đó lập nên một đảng phái mới. Chúng đủ trơ trẽn và vô sỉ đến mức bảo đảm với những người sống cùng thời nhẹ dạ, thiếu tư duy rằng, từ lâu lắm rồi, chúng đã mong muốn điều này giống như người khác và chẳng hiếm khi chúng đã thành công trong việc đặt mình ra chỗ sáng có lợi thay vì bị đa phần mọi người có quyền khinh bỉ, coi thường. Vậy liệu không có gì là quá trơ trẽn khi cho phép một nhiệm vụ đã được một người khác viết lên trên lá cờ của họ nay được viết lên trên lá cờ của mình, hay chỉ là dựa vào những trọng tâm chương trình hoạt động của người khác cứ như là người ta đã chuẩn bị xong xuôi mọi thứ để đi theo con đường riêng của người ta chăng? Sự trơ trẽn và vô sỉ đặc biệt được thể hiện ở chỗ những người như vậy ban đầu qua sự mới thành lập tổ chức mới của chúng đã gây ra sự sụp đổ, những người theo kinh nghiệm đã nói về sự cần thiết của việc hợp nhất và thống nhất nhiều hơn cả, thì cũng là lúc họ tin rằng phải chú ý đến một điều, đó là sự xuất phát trước của đối thủ có thể sẽ không thể bắt kịp được nữa.

Một sự “chia rẽ toàn dân tộc” chính là do cái quá trình như thế gây nên.

Tuy nhiên, sự ra đời thành công một loạt những nhóm, hội, đảng phái v.v… được mô tả là mang tính dân tộc trong năm 1918/19 hoàn toàn không phải lỗi của những nhà sáng lập mà do từ sự phát triển tự nhiên tạo nên. Từ tất cả những nhóm, hội, đảng phái ấy mà ngay năm 1920, đảng công nhân Quốc xã Đức đã dần kết tinh để trở thành người chiến thắng. Tính trung thực cơ bản của mỗi một nhà sáng lập đó có thể chẳng được chứng minh qua điều gì sáng lạn hơn cái quyết định được đánh giá rất cao của nhiều người là hy sinh cái phong trào rõ ràng ít thành công hơn cho một phong trào mạnh hơn, nghĩa là hoặc giải tán phong trào kém cỏi hơn hoặc gia nhập một cách vô điều kiện.

Hitler: Hohenzoller và Habsburger ngay từ đầu đáng lẽ phải được kết hợp lại với nhau. (Ảnh minh họa).

Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với người chiến sĩ nòng cốt của đảng Xã hội chủ nghĩa Đức thời bấy giờ tại Nürnberg là Julius Streicher. Đảng công nhân Quốc xã Đức và đảng Xã hội chủ nghĩa Đức đã nổi lên với cùng những mục tiêu then chốt giống nhau, tuy nhiên lại hoàn toàn độc lập với nhau. Người tạo tiền đề chính của đảng Xã hội chủ nghĩa Đức, như đã nói, là nhà giáo lúc bấy giờ, Julius Streicher tại Nürnberg. Đầu tiên, anh ta cũng bị thuyết phục đến độ sùng đạo bởi sứ mệnh và tương lai của phong trào mà anh ta ủng hộ. Nhưng ngay khi anh ta có thể nhận ra một cách rõ ràng và không nghi ngờ gì về lực lượng mạnh hơn và sự phát triển không ngừng của đảng công nhân Quốc xã Đức thì anh ta thôi ngay mọi hoạt động của mình ở đảng Xã hội chủ nghĩa Đức cũng như mọi công việc cho công đoàn xí nghiệp và yêu cầu những người ủng hộ anh ta gia nhập vào đảng công nhân Quốc xã Đức đang giành chiến thắng từ cuộc chiến đối đầu và tiếp tục đứng trong hàng ngũ của anh ta để ủng hộ cho mục tiêu chung. Quả là một quyết định cá nhân khó khăn nhưng cũng rất tử tế.

Từ thời gian đầu này của phong trào không còn lại một sự phân tán lực lượng nào, mà nhìn chung, mong muốn chân thành của con người lúc bấy giờ đã đi tới một kết thúc ngay thật thẳng thắn và đúng đắn. Điều mà chúng tôi ám chỉ với từ “sự phá vỡ khối dân tộc” mà sự tồn tại của nó, như đã nhấn mạnh, không gì khác là nhờ vào nguyên nhân thứ hai mà tôi đã trình bày: Những kẻ tham vọng, những kẻ mà trước đấy chưa bao giờ có những suy nghĩ riêng hay có quá ít những mục tiêu riêng, sẽ cảm thấy chính xác trong thời điểm này là mình “đã được chỉ định”, khi mà họ nhìn thấy rành rành thành công của đảng công nhân Quốc xã Đức đang ngày càng sung mãn.

Đột nhiên những chương trình hoạt động mà hoàn toàn sao chép của chúng tôi xuất hiện, các ý tưởng mà người ta mượn của chúng tôi được đem thi đấu, các mục tiêu mà chúng tôi đã đấu tranh vì chúng hàng năm trời được đề ra, các đường lối mà đảng công nhân Quốc xã Đức đã đi và theo đuổi từ rất lâu bỗng nhiên được chọn. Người ta cố dùng mọi phương tiện để bao biện vì sao người ta buộc phải thành lập những đảng phái mới này dù đã có sự tồn tại của đảng công nhân Quốc xã Đức từ rất lâu rồi; song, người ta càng lồng ghép vào những động cơ cao quý, những động cơ đưa ra đó càng trở nên sai sự thật.

Thực tế, nguyên nhân duy nhất có thế tin được ở đây, đó là: Tham vọng cá nhân của những kẻ luôn giảng giải để đóng một vai trò nhất định mà vẻ bề ngoài còi cọc, nhỏ bé thực sự đã không mang theo điều gì ngoài một sự trơ trẽn lạnh lùng để tiếp nhận những suy nghĩ xa lạ, một sự trơ trẽn mà trong cuộc sống dân cư khác người ta coi là ăn cắp.

Hồi đó, trong những bài giới thiệu hay ý tưởng của những kẻ khác, sẽ chẳng bao giờ có được thứ mà một kẻ ăn cắp chính trị kiểu như vậy không thể nhặt nhạnh được trong thời gian quá ngằn cho công việc mới của hán. Những kẻ làm như thế thì cũng chính là những kẻ sau này than khóc với hai hàng nước mắt về sự “chia rẽ dân tộc” và liên tục nói về “sự cần thiết của việc thống nhất”, trong niềm hi vọng âm thầm, để cuối cùng còn có thể lừa phỉnh những người khác rằng, với sự than thở oán thán muôn thuở, đến những ý tưởng từ trước đến giờ bị ăn cắp cho tới việc thực hiện, chúng sẽ ném cho bọn trộm cắp những phong trào được tạo nên từ sự lãnh đạo của chúng.

Tuy nhiên, nếu chúng không thành công với việc đó và nếu sự sinh lời của những công việc mới được nắm giữ, do những kích thước trí não nhỏ bé của những người chủ sở hữu, chứ không phải là nhờ những gì người ta đã hứa hẹn về nó, người ta sẽ thường cho đi một cách rẻ rúng hơn và đã cảm thấy hạnh phúc ngay khi người ta có thể đáp xuống một trong những thứ gọi là Cộng đồng lao động.

Tất cả những ai thời đấy không thể đứng trên đôi chân của mình thì hợp lại thành những Cộng đồng lao động như thế; có thể xuất phát từ niềm tin rằng, tám kẻ khập khiễng dựa vào nhau chắc chắn cũng sẽ tạo nên một đấu sĩ.

Nếu trong tám kẻ khập khiễng lại có một kẻ khỏe mạnh thì anh ta phải cần ngay toàn bộ sức lực của mình để giữ vững cho những đôi chân khác và thế là rốt cuộc cũng trở thành què quặt.

Chúng tôi luôn phải coi việc đi cùng các tổ chức được gọi là Cộng đồng lao động như một vấn đề chiến thuật; nhưng đồng thời, chúng tôi cũng không bao giờ được phép tách mình ra khỏi nhận thức căn bản nhất sau đây: Thông qua sự thành lập của một Cộng đồng lao động, những đoàn thể yếu kém sẽ không bao giờ biến đổi thành những đoàn thể mạnh, nhưng một đoàn thể mạnh có thể và sẽ chẳng hiếm khi phải chịu đựng sự suy yếu bởi những đoàn thể yếu kém kia. Suy nghĩ từ việc kết hợp các nhóm hội yếu lại với nhau để cấu tạo thành một đội ngũ mạnh là không chính xác, vì trong mỗi hình thức và dưới tất cả những điều kiện tiên quyết, thì theo kinh nghiệm, đại diện của sự ngu dốt và đớn hèn sẽ chiếm đa số và vì thế, mỗi một sự đông đúc của các đoàn thể, như nó được chỉ dẫn bởi sự lãnh đạo của lắm cái đầu tự bầu chọn, sẽ bị phó mặc cho sự hèn nhát và kém cỏi. Và cả qua sự hợp nhất kiểu này, cuộc đấu sức tự do cũng sẽ bị bó buộc và ngăn chặn, cuộc chiến để bầu chọn ra người giỏi nhất sẽ bị đình trệ và vì thế mà chiến thắng cuối cùng và cần thiết của những người lành lặn và khỏe mạnh sẽ mãi mãi bị cản trở. Có thể nói, những tổ chức phối hợp hòa nhập như vậy chính là kẻ thù của sự phát triển tự nhiên, bởi đa phần chúng cản trở hướng giải quyết vấn đề mà đang đấu tranh vì nó hơn là ủng hộ nó.

Sẽ có thể xảy ra việc lãnh đạo tối cao của một phong trào biết nhìn vào tương lai, từ sự tính toán đầy sách lược, đàn xếp với những đoàn thể giống nhau về việc giải quyết một vấn đề nhất định trong thời gian ngắn và có thể đạt được những giải pháp chung. Nhưng không được phép dẫn đến một trạng thái vĩnh cửu, nếu phong trào không muốn vì chuyện này mà phải tự từ bỏ nhiệm vụ giải cứu của mình. Bởi nếu nó đã tự buộc mình vào một tổ chức như thế, nó sẽ đánh mất đi khả năng và cả quyền lợi, mà theo sự phát triển tự nhiên, là được phát huy hoàn toàn khả năng và sức mạnh riêng của mình, được vượt qua các đối thủ và đạt tới mục tiêu đã đề ra như một người thắng cuộc.

Người ta không bao giờ quên rằng, tất cả những gì thật sự vĩ đại trên thế giới này sẽ không giành được chiến thắng bởi các liên minh, mà thường thì nó là thành công của riêng một người chiến thắng. Thắng lợi của các liên minh, ngay từ nguồn gốc xuất thân, đã mang trong mình mầm mống của sự suy tàn trong tương lai và sự mất mát cả những gì đã đạt được. Những cuộc cách mạng vĩ đại, thực sự thay đổi bộ mặt thế giới về mặt tinh thần chỉ là những điều có thế nghĩ tới và để thực hiện như những cuộc chiến anh dũng của những cá nhân, chứ không bao giờ là hoạt động của các liên minh cả.

Như thế, trước hết, nhà nước nhân dân sẽ không bao giờ được tạo nên thông qua nguyện vọng có thể thoả hiệp của một Cộng đồng lao động của nhân dân, mà chỉ có thể bằng mong muốn mãnh liệt của một phong trào duy nhất, một phong trào chiến đấu chống lại tất cả để giành thắng lợi về mình.

(Còn tiếp, mời bạn theo dõi tiếp kỳ tới)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: hitler, Mein kampf
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa