Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Ngọn nguồn vụ đối đầu “nảy lửa” giữa TS Alan Phan và Hiệp hội BĐS Hà Nội

Cuộc tranh cãi nảy lửa giữa TS Alan Phan và CLB bất động sản Hà Nội về việc cứu hay không cứu thị trường bất động sản đang là chủ đề “nóng” được giới chuyên gia cũng như các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Nếu đứng trên cương vị một người am hiểu kinh tế, sành sỏi thị trường bất động sản thì sẽ có những ý kiến đóng góp khác nhau về vấn đề này. Song vẫn có rất nhiều người quan tâm đến sự việc trên nhưng dường như rất mơ hồ về các thông tin trên báo chí. Ngợp giữa biển tin tức, người đọc dễ dẫn đến tâm lý “bội thực” khó có thể hiểu được ngọn nguồn câu chuyện như thế nào. Vậy nên bài viết này sẽ tóm lược lại nội dung quá trình cuộc tranh luận mở này để bạn đọc có cái nhìn tổng thể, khách quan và dễ hiểu nhất.

TS Alan Phan

TS Alan Phan

Sự việc khởi phát từ bài viết “Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”, của TS Alan Phan (chuyên gia kinh tế), khi ông bày tỏ lo ngại về giải pháp rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, trong đó tập trung cho phân khúc nhà thu nhập thấp và nhà thương mại giá rẻ… có thể chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc tạm thời cầm máu nhưng vết thương khó lành, TS Alan Phan cho rằng: nên để bất động sản tiếp tục “rơi tự do” sau đó sẽ tự điều chỉnh, chứ không nên sử dụng gói hỗ trợ. Ông lo ngại nguy cơ lạm phát nếu Chính phủ tung ra gói cứu trợ này. Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu không cứu, có thể giá địa ốc còn giảm thêm 30-50% nữa để “bắt kịp” thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà.

Tiếp đó là phản ứng của CLB bất động sản Hà Nội, gửi tới TS Alan Phan “16 câu hỏi chất vấn và xin đối thoại trực tiếp”. Không đồng tình với quan điểm của TS Alan Phan, hơn 1.000 hội viên CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng: “giá nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp để xây dựng chủ yếu đều phải nhập nên đã góp phần rất lớn đội giá địa ốc lên cao. Những nhà làm bất động sản cũng cho rằng nếu phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra với những người đã góp vốn mua nhà, hơn nữa cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ vô cùng khó khăn”.

12 giờ trưa 31/3, TS Alan Phan đã có “thư gửi Hiệp hội bất động sản” để đáp lại công văn “chất vấn” với 15 câu hỏi của CLB bất động sản Hà Nội. Ông cho rằng các nhà đầu tư vịn vào lý do giá đất, nguyên vật liệu, chi phí bôi trơn… để giải thích việc giá nhà cao ngất trời cho thấy cách làm ăn thiếu hiệu quả cũng như sự yếu kém của các quyết định “bầy đàn và chụp giật”. Giai đoạn 1995-2006, khi giá nhà đất lên cao, không ai kiến nghị Chính phủ phải can thiệp. Nay, việc các nhà đầu tư trông chờ vào Chính phủ giải cứu, được ông ví von với tình huống các “cầu thủ” yêu cầu trọng tài áp dụng luật chơi mới khi trận bóng đã đi quá nửa.

TS Alan Phan

TS Alan Phan

Mặc dù “mỉa mai” các doanh nghiệp bất động sản trong nước, tuy nhiên TS Alan Phan lại cho rằng, cuộc tranh cãi nên dừng lại. Thế nhưng, việc ông “khơi mào” ra quan điểm để thị trường bất động sản rơi tự do, rồi cũng chính ông lại đề nghị khép lại sau khi đưa ra câu trả lời chung chung đã khiến dư luận và CLB bất động sản Hà Nội vô cùng hụt hẫng.

Diễn biến mới nhất trong 2/4, là việc CLB bất động sản Hà Nội một lần nữa gửi thư mời TS Alan Phan dự buổi đối thoại vào giữa tháng 4 tới. Và TS Alan Phan cũng đã chính thức nhận lời cuộc “tranh luận trí thức” này. Đồng thời đề nghị thêm 8 nhân vật có uy tín trong lĩnh vực bất động sản cùng tham dự.

Cho đến thời điểm này thì cuộc tranh luận “nảy lửa” giữa TS Alan Phan và CLB bất động sản Hà Nội vẫn chưa đi đến hồi kết. Thế nhưng như TS Alan Phan đã nói: “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên tri thức, không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận mở trên sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau khi những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”

TS Alan Phan là doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) – Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999. Đồng thời, là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997). Từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại HongKong và Thượng Hải.

Bạch Dương

Tin liên quan
Tranh cãi giữa TS Alan phan và CLB Bất động sản

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Alan Phan
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa