Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Thương hiệu Việt ngày càng rơi rụng

Mất bao công sức để gầy dựng thương hiệu, một số cái tên đã khá nổi tiếng, song, vì nhiều lý do khác nhau các doanh nghiệp Việt đã “đánh mất” với số lượng “nhiều như quân Nguyên”.

Đã tròn 5 năm trôi qua, kể từ thời điểm 2008 khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 20/4 hàng năm là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” nhằm tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế, song nhìn lại không khỏi giật mình bởi câu chuyện “mất nhiều hơn được”.

Sau nhiều năm dày công xây dựng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã trình làng được nhiều thương hiệu khá nổi tiếng: Thorakao, Biti’s, Phở 24, X-men, Diana, Trung Nguyên, Toàn Mỹ, Tribeco, Vinamilk, Mỹ Hảo, P/S…

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, không ít trong số các thương hiệu này chỉ còn là hư danh hoặc bằng nhiều hình thức, đã thuộc quyền sở hữu của các công ty nước ngoài.

Ngoài việc bị thâu tóm, các doanh nghiệp VN còn bị các công ty nước ngoài lấy mất thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại các thị trường nước ngoài khác, điển hình như Vinataba, Cà phê Buôn Ma thuột, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre…Tất nhiên, trong số này có thương hiệu thì mất trắng, có thương hiệu thì giành giật lại được, nhưng nói thật cái giá phải trả cho việc “quân ta đòi lại quân mình” kiểu này cũng quả là đắt đỏ.

Năm 2012 và đầu 2013 tiếp tục chứng kiến một loạt thương hiệu lớn khác của các DN Việt Nam tiếp tục bị khai tử ngay trên “sân nhà”: Habubank bị xóa sổ trong làng ngân hàng; thép Pomihoa bị Vina Kyoei khai tử; Prime về tay các nhà đầu tư Thái Lan; Tribeco biến mất và dâng tên tuổi cho nước ngoài…

Lý do để các các thương hiệu Việt biến mất thì rất nhiều. Nếu như việc các thương hiệu bị mất ngay trên sân nhà thường là do lý do nội tại DN, ví như năng lực tài chính yếu kém (trường hợp Habubank, Pomyhoa, EVN Telecom) hay do “cơ chế” thay đổi như chuyện các thương hiệu vàng miếng thì nguyên nhân thương hiệu Việt bị thôn tính trên “sân khách” lại đa dạng hơn: do yếu kém và chủ qua của DN Việt, do chủ ý thôn tính của đối tác nước ngoài, do luật lệ, tập quán khác biệt của những thị trường lạ…

Đương nhiên, tình trạng này phần lớn được cho là do sự chủ quan trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài của các DN Việt Nam. Chỉ sau khi thương hiệu bị đánh cắp, mất quyền lợi tại thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt mới “nháo nhác” đổ tiền của, thời gian, công sức đi đòi lại thương hiệu của mình.

Đến đây, câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng’ lại được nhắc lại. Chẳng thế, trước khi có “Ngày Thương hiệu Việt” thì chúng ta có rất nhiều thương hiệu đình đám, khá xôm tụ nhưng sau đó thì ngày càng rơi rụng dần, thậm chí nhiều thương hiệu ra đi không hẹn ngày trở lại như đã dẫn. Ai còn chưa tin, cứ việc gặp các doanh nghiệp đang bơ phờ chạy cách để lấy lại thương hiệu, thậm chí đã xuôi tay nhìn thương hiệu của họ “đi ở” với các đối tác, hỏi xem…

Và câu hỏi đặt ra là những đơn vị chuyên trách được giao nhiệm vụ, mỗi năm được đầu tư nhiều tiền đã làm gì để giúp DN? Chúng ta có nhiều tổ chức hỗ trợ DN, không ít chương trình dự án cũng đã ra đời nhưng xem ra bên cạnh sự yếu kém của bản thân DN thì hiệu quả của các chương trình hỗ trợ này xem ra cũng chưa hiệu quả như mong đợi.

Có lẽ chính vì thế mà sau 6 năm gia nhập WTO, 5 năm ra đời “Ngày Thương hiệu Việt Nam” thì chúng ta đang đứng trước nỗi lo thương hiệu Việt ngày càng bị rơi rụng.

(BVN)

 

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa