Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 13): Mein Kampf (Tập 2) – Chương 7.5: Mọi cuộc cách mạng được thông báo trước thì đa phần đều không xảy ra

MEIN KAMPF – CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI (ADOLF HITLER)

CHƯƠNG 7.5: MỌI CUỘC CÁCH MẠNG ĐƯỢC THÔNG BÁO TRƯỚC THÌ ĐA PHẦN ĐỀU KHÔNG XẢY RA

Sau bước giới thiệu năm 1921, tôi tiếp tục đẩy mạnh hơn hoạt động đại hội tại München. Tôi đã chuyển từ việc không chỉ tổ chức mỗi tuần một đại hội thành một vài tuần lại có hai đại hội quần chúng, và vào giữa mùa hè và cuối thu, đôi lúc lên tới ba đại hội. Chúng tôi luôn tập trung tại Rạp xiếc và có thể thỏa mãn mà nhận ra rằng, mọi buổi tối của chúng tôi đều mang lại cùng một thành công như thế.

Kết quả là con số người ủng hộ phong trào và số thành viên tham gia không ngừng tăng lên.

Ảnh minh họa.

Những thành công như thế dĩ nhiên là khiến cho các phe đối địch với chúng tôi vô cùng bất an. Sau khi cho thấy chiến thuật dao động lúc thì âm mưu khủng bố và lúc thì bưng bít, bọn chúng có thể ngăn chặn sự phát triển của phong trào, như chúng phải tự công nhận, và không dùng chiến thuật này hay chiến thuật khác. Thế là chúng quyết định thực hiện một vụ khủng bố trong nỗ lực cuối cùng nhằm kết thúc hoạt động đại hội của chúng tôi.

Người ta sẽ sử dụng hành động ám sát bí mật một viên nghị sĩ của bang tên là Erhard Auer như một lý do bên ngoài của vụ này. Ông Erhard Auer sẽ bị một người nào đó bắn vào buổi tối.

Mục lục
[ẩn]

Nghĩa là, vụ này không thực sự diễn ra nhưng tên khủng bố phải cố tìm cách ngắm bắn vào người ông Auer. Tuy nhiên, với sự nhanh trí kỳ diệu cũng như sự quả cảm mà ai cũng biết nhà lãnh đạo đảng Xã hội dân chủ lại không chỉ ngăn chặn hành động tấn công phạm thượng đó mà còn buộc những kẻ mưu sát mình phải tháo chạy một cách hèn hạ nhất. Chúng đã tất tưởi cao chạy xa bay đến nỗi mà cả sau này, cảnh sát cũng không còn tìm thấy dấu vết dù nhỏ nhất nào của chúng nữa. Sự kiện này đã được tổ chức của đảng Xã hội dân chủ tại München lợi dụng để vận động chống lại phong trào của chúng tôi một cách thái quá và qua đó ám chỉ bằng thói lắm lời vốn có về cái gì sẽ đến. Vấn đề họ quan tâm không phải là việc chúng tôi trèo quá cao mà là làm thế nào cho những nắm đấm của bọn vô sản xen vào đúng thời điểm. Và vài ngày sau chính là ngày chúng có thể can thiệp.

Một đại hội được tổ chức tại Nhà bia Cung đình Hofbräuhaus mà tôi là người diễn thuyết đã được chọn để giải quyết mọi việc triệt đế lần cuối cùng.

Ngày 4 tháng 11 năm 1921, khoảng từ sáu đến bảy giờ chiều tôi nhận được những tin tức đáng chú ý đầu tiên, đó là đại hội nhất định sẽ bị phá đám và người ta đã chuẩn bị cho mục tiêu này một đám đông lớn những tên công nhân từ một vài xí nghiệp của bọn Cộng sản đễ gửi đến đại hội của chúng tôi.

Việc chúng tôi không nhận được thông tin sớm hơn được gán với một sự tình cờ không may mắn. Cùng ngày hôm đó, chúng tôi đã từ bỏ trụ sở đáng tôn trọng cũ của mình trong con ngõ sternecker tại München và chuyển đến một nơi mới, có nghĩa là chúng tôi đã đi ngay khỏi chỗ cũ nhưng lại không thể chuyển vào nơi mới vì vẫn có người đang làm việc trong đấy. Do cả điện thoại ở chỗ cũ cũng đã bị cất còn chỗ mới thì chưa lập nên rất nhiều cuộc gọi muốn thông báo về sự phá hoại đại hội đã bị nhỡ.

Và kéo theo hậu quả là việc đại hội chỉ được bảo vệ bởi một đội quân rất yếu. Chỉ có một trung đội khoảng bốn mươi sáu người có mặt tại đó, hệ thống máy báo động còn chưa được trang bị để tăng cường quân cứu trợ trong vòng một tiếng đồng hồ buổi tối. Thêm vào đó, không biết bao nhiêu lần chúng tôi đã phải nghe những tin đồn cảnh báo mà sau đó thì lại chẳng có gì đặc biệt xảy ra. Câu châm ngôn cổ “mọi cuộc cách mạng mà được thông báo trước thì đa phần đều không xảy ra” vẫn còn đúng ở chỗ chúng tôi.

Vì lý do này mà có lẽ không phải tất cả những gì đáng lẽ có thể xảy đến ngày hôm đó lại diễn ra để đáp lại việc phá hoại đại hội với một quyết tâm tàn bạo nhất. Cuối cùng, việc chúng tôi cho là đại hội bị phá hoại ở quán bia Cung đình là điều không phù hợp. Chúng tôi đã quá lo sợ về sự phá hoại những phòng họp lớn nhất, đặc biệt là sự phá hoại tại Rạp xiếc. Tới ngày đại hội được tổ chức thì chúng tôi đã học được một bài học quý báu. Sau này, chúng tôi đã nghiên cứu toàn bộ những vấn đề mà tôi đã được phép đề cập tới, với phương pháp luận khoa học và đi tới kết quả phần nào đã gây ngạc nhiên và thú vị, và sau đó, nó có ý nghĩa nền tàng cho việc lãnh đạo tổ chức và chiến thuật của các đội quân chiến đấu của chúng tôi.

Khi tôi đi vào tiền sảnh của Nhà bia Cung đình Hofbräuhaus lúc tám giờ kém mười lăm, sự nghi ngờ về ý định phá hoại không thể tồn tại nữa. Hội trường đã quá đông và vì thế mà được chặn lại bởi cảnh sát. Những kẻ đối địch có mặt ở đó từ rất sớm, còn những người ủng hộ chúng tôi phần lớn đang ờ bên ngoài. Một đội quân SA nhỏ – (sau này là sư đoàn bão táp bán quân sự của Hitler) đã chờ tôi ở tiền sảnh. Tôi ra lệnh đóng hết những cánh cửa vào hội trường lớn lại và gọi bốn lăm, bốn sáu người xếp thành hàng. Tôi đã đề nghị những thanh niên đó rằng, khả năng ngày hôm nay sẽ là lần đầu tiên họ phải giữ vững lòng trung thành đối với phong trào bằng mọi giá và không ai trong chúng tôi được phép rời bỏ hội trường, trừ khi họ lừa dối chúng tôi và phải nhận lấy cái chết; tôi cũng sẽ ở lại hội trường và không tin một ai trong số họ sẽ từ bỏ mình; nhưng tôi nhận thấy một người có vẻ giống như một kẻ nhát gan nên tôi đã trực tiếp tách anh ta ra khỏi đội và thu lại băng tay và huy hiệu. Sau đó, tôi yêu cầu họ xông lên ngay khi có một sự phá hoại
đại hội nhỏ nhất và phải nhớ rằng, cách phòng thủ tốt nhất chính là tấn công trước. Lời hô vang ba tiếng “Rõ!” một cách dứt khoát hơn bao giờ hết chính là câu trả lời của đội quân chiến đấu.

Sau đó, tôi bước vào hội trường và có thể ước định tình hình bằng chính mắt mình. Mọi người đã ngồi chật kín ở trong và tìm kiếm tôi bằng những ánh nhìn trừng trừng. Vô vàn khuôn mặt quay ra phía tôi với một sự căm ghét khôn cùng, trong khi những kẻ khác vẻ mặt giễu cợt lại tuôn ra những lời tung hô rất dõng dạc với khuôn mặt nhăn nhó đầy giễu cợt. Người ta muốn “kết thúc chúng tôi” ngày hôm nay đây mà, chúng tôi nên quan tâm đến nội bộ của mình, người ta muốn bịt miệng chúng tôi lại và còn ẩn chứa điều gì nữa trong những lời hay ý đẹp như thế này. Chúng đang ý thức và sau đó là cảm nhận thấy sự áp đảo của mình.

Nhưng đại hội đã vẫn có thể khai mạc và tôi bắt đầu nói. Tôi luôn đứng ở bên cánh dọc dài của hội trường Nhà bia Cung đình Hofbräuhaus và bục diễn thuyết của tôi là một chiếc bàn để uống bia. Chính xác là tôi đứng giữa mọi người. Có lẽ điều đó đã góp phần đưa khí thế lan tỏa ra mọi hướng trong hội trường, mà tôi chưa từng thấy ở đâu cả.

Trước mặt tôi, đặc biệt ở bên trái, là những kẻ đối địch to mồm. Chúng là những tên khá cường tráng, một phần đến từ nhà máy Maffei, của Kustermann, một phần đến từ các xưởng sản xuất công-tơ, máy đếm ở Isaria, v.v… Dọc theo bức tường bên trái của hội trường, bọn chúng đã lợi dụng quân số mà xô đẩy nhau để tiến gần tới chiếc bàn của tôi và thu thập các vại bia, có nghĩa là chúng liên tục gọi bia và đặt những chiếc cốc vại đã uống cạn dưới gầm bàn. Toàn bộ các nhóm người đã xuất hiện như thế và tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên lắm nếu công việc lại kết thúc tốt đẹp.

Sau gần một tiếng rưỡi, khoảng thời gian lâu nhất mà tôi có thể nói giữa mọi lời cắt ngang, thì mọi chuyện gần như thể tôi đã làm chủ được tình hình. Những kẻ lãnh đạo đội ngũ phá hoại dường như cũng tự cảm nhận được điều đó, bởi chúng đứng ngồi không yên, cứ đi ra lại đi vào và nói chuyện với người của chúng trông rất căng thẳng.

Có một sai lầm nhỏ thuộc về tâm lý mà tôi đã phạm phải khi chống đỡ một lời cắt ngang mà tôi hầu như vừa nói đã nhận ra, đó là tôi đã lỡ nói ra một từ mang dấu hiệu của sự đánh nhau.

Một vài lời cắt ngang giận dữ và một người đàn ông đột nhiên nhảy lên ghế rồi gào lên trong hội trường: “Tự do muôn năm!”. Với dấu hiệu đó, những kẻ đấu tranh cho tự do bắt đầu công việc của mình.

Bên ngoài bưu điện “Münchener Post”.

Trong vài phút, cả hội trường chật kín một đám đông vừa la ó vừa gào rú, bởi vô vàn chiếc cốc vại như những quả lựu pháo đang bay trên đầu họ. Giữa lúc đó là tiếng bẻ gãy các chân ghế, tiếng vỡ choang của những chiếc cốc vại, tiếng rống lên đau đớn và tiếng gào thét. Đúng là một cảnh tượng hết sức điên rồ.

Tôi vẫn đứng tại chỗ của mình và có thể quan sát thấy những chiến sĩ trẻ của chúng tôi đang hoàn thành nhiệm vụ của mình ra sao. Giờ thì tôi muốn xem một đại hội tư sản nó như thế nào!
Vũ điệu vẫn chưa bắt đầu ngay cả khi các chiến sĩ đội bão táp của tôi- họ được gọi như thế kể từ ngày hôm đó- xông lên tấn công. Từ tám đến mười người theo từng nhóm, họ lao tới kẻ thù như những con sói và dân đánh đuổi chúng ra khỏi hội trường. Chỉ sau năm phút, tôi gần như chẳng còn thấy một ai trong số họ lại không đẫm máu trên người. Biết bao nhiêu người tôi quen thân lúc bấy giờ, đứng đầu là Maurice hiền lành của tôi, rồi thư ký riêng hiện tại của tôi – Heβ và nhiều người khác đều đã bị thương nặng, vẫn lao vào tấn công miễn là họ còn đứng vững trên đôi chân của mình. Tiếng huyên náo khủng khiếp kéo dài hai mươi phút đồng hồ, nhưng sau đó, có lẽ bày đến tám trăm kẻ thù đã bị chưa đến năm chục người của tôi đánh đập khỏi hội trường và đuổi xuống tận cầu thang. Chỉ có góc trái hậu trường còn một đám lớn vẫn đang bám trụ và đòi phản đối rất căng. Bỗng từ phía cửa ra vào cho tới bục diễn thuyết hai phát súng nổ lên và tiếp đó là một tiếng súng nổ điên dại phát ra. Trái tim con người ta lại gần như nhảy ra khỏi lồng ngực khi nhớ lại những sự kiện chiến đấu đã qua.

Từ đây, không thể xác định ai là người vừa bắn nữa; chỉ có một điều mà người ta có thể xác nhận, đó là trong nháy mắt, cơn thịnh nộ của những thanh niên trẻ đang bị chảy máu kia lại dâng trào và rốt cuộc, những kẻ phá rối cuối cùng cũng bị chế ngự đuổi ra ngoài hội trường.

Khoảng hai mươi lăm phút trôi qua; cả hội trường trông như vừa bị ném lựu đạn. Nhiều người ủng hộ chúng tôi đã được băng bó, những người khác phải đưa đi khỏi đó, còn chúng tôi vẫn là người làm chủ tình hình. Hermann Esser, người phụ trách điều khiển đại hội tối hôm đó, đã tuyên bố: “Đại hội tiếp tục. Xin mời người chủ trì đại hội phát biểu”, và tôi lại tiếp tục diễn thuyết.

Sau khi chúng tôi kết thúc đại hội, một trung úy cảnh sát đang rất phấn khích bất ngờ xông đến, vừa khua hai tay vừa ríu rít: “Đại hội đã được giải tán”.

Theo bản năng, tôi đã bật cười trước sự thông báo muộn màng đó; đúng là cái kiểu khoa trương quan trọng hóa của bọn cảnh sát. Càng tầm thường, nhỏ bé, chúng lại càng phải tỏ ra là mình vĩ đại.

Chúng tôi thực sự đã học được rất nhiều điều trong buổi tối hôm đó và cà những phe đối địch cũng không còn quên được bài học mà chúng đón nhận về phía mình nữa.

Và bưu điện “Münchener Post” cho tới mùa thu năm 1923, cũng không còn thấy loan báo gì cho chúng tôi về những nắm đấm phản đối của bọn vô sản nữa.

(Kết thúc chương 7, mời bạn theo dõi tiếp chương 8)

nguyentandung.org lược dịch từ quyển Mein Kampf.

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: hitler, Mein kampf
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa