Nga đặt mục tiêu tàu sân bay mới phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến ven bờ và thậm chí trong không gian vũ trụ tầm thấp.
Ngày 9/2/2012, trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020.
Cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu “Sevmash” tại thành phố Severodvinsk.
Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng và theo phát biểu của đô đốc Hải quân, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Nga V.Kuroedov. Mẫu thiết kế tầu sân bay trong tương lai bắt đầu vào năm 2005. Kế hoạch đóng tầu sân bay được dự kiến sau năm 2010. Nhiệm vụ thiết kế tầu sân bay được thực hiện bởi Trung tâm thiết kế dự án Nhevki ( thành phố Sant- Peterburg) đồng thời cùng với Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viên nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Hàn lâm khoa học Krylov. Trong năm 2005 cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc vào năm 2016 – 2017. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổhợp công nghiệp đóng tầu”Sevmash” tại thành phố Severodvinsk.
Tháng 5/2007 theo các nguồn thông tin khác nhau, các thông số và tính năng cơ bản của nhiệm vụ đóng tầu sân bay hiện đại mới được tiêu chuẩn hóa. Các thông số kỹ chiến thuật của tầu sân bay mới được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong cuộc hội thảo tất các lãnh đạo chủ chốt các Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm của Lực lượng Hải quân Liên bang, bộ trưởng bộ Công nghiệm Hàng hải và Đại diện bộ tư lệnh Lực lượng hải quân Liên bang tại thành phố Sant – Peterburg. Nhu cầu của của Hải quân là cần khoảng từ 3-4 chiếc tầu sân bay thế hệ mới.
Ngày 4/4/2008. Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang V.Vuwsosky khi trình bày kế hoạch phát triển Hải quân Liên bang đến năm 2050 đã tuyên bố về kế hoạch triển khai 5-6 cụm tầu sân bay đến năm 2017 với dự kiến bắt đầu xây dựng tầu vào sau năm 2012. Ngày 25/7/2009, vẫn Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Liên bang thông báo, đóng những chiếc tầu sân bay theo truyền thống sẽ được coi là không có tiềm năng phát triển, hải quân Nga cần có kế hoạch nghiên cứu đóng những tổ hợp không quân hải quân (MAS).
Có lẽ, sự thay đổi các tính chất nhiệm vụ được chuyển sang thế hệ tầu mới, do đó, khả năng đóng những con tầu sân bay đa nhiệm (tổ hợp không quân – hải quân) sẽ thực hiện theo dự án trong tổ hợp đóng tầu Sevmash tại thành phố Severodvinsk hoặc tại nhà máy đóng tầu Ban tích tại Sant – Peterburg. Kế hoạch đặt ra là đóng 3 con tầu sân bay cho hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái bình dương. Trong tương lai, số lượng tầu có thể tăng lên đến 6 chiếc. Cuối tháng 2/2010, thông cáo báo chí cho biết, thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay thế hệ mới Trung tâm thiết kế dự án Nhevki PKB sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, sau đó là các thủ tục văn bản, hồ sơ thiết kế và tài liệu chi tiết thiết kế.
Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang Nga vào năm 2010 đưa ra kế hoạch hạ thủy chiếc tầu sân bay thế hệ mới đầu tiên vào năm 2020. Ngày 10/11/2010. RIA “Novosti” dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo về kế hoạch đóng 4 tầu sân bay đến năm 2020. nhưng sau đó thông báo đó được loại bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang ông A.Serdyukovy và ngày 14 tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nga S.Ivanov thông báo, trong chương trình mua sắm vũ khí trang bị từ năm 2011 đến 2020, kế hoạch đóng tầu sân bay không được đưa ra thảo luận.
Rõ ràng, việc người Nga đóng tầu sân bay là một thông tin nhạy cảm, đặc biệt với tình hình thế giới hiện nay, sự xuất hiện của tầu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh cũng như ảnh hưởng của quyền lợi và lợi ích quốc tế trên các vùng nước chung. Nhưng có vẻ như Liên bang Nga cũng rất khó dừng lại trước những quyền lợi của quốc gia, dân tộc.
Ngày 29/6/2011. trên các phượng tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin có nội dung khẳng định Tập đoàn đóng tầu và nâng cấp sửa chữa tầu Liên bang Nga vào năm 2016 sẽ bắt đầu thiết kế và đóng tầu sân bay cho Hải quân Liên bang. Quá trình đóng tầu theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2018 và kết thức vào năm 2023. Ngày 1/7/2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông A. Serdiukov loại bỏ thông tin về khả năng đóng các tầu sân bay cho Hải quân Liên bang trong tương lai gần. Ngày 2/10/2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về kế hoạch của Bộ tham mưu lực lượng hải quân về kế hoạch đóng 2 nhóm tầu sân bay cho hạm đội Thái bình dương và hạm đội Biển Bắc đến năm 2027.
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn lên khung nội dung kỹ thuật của tầu sân bay. Ngày 18/11/2011, dựa vào công báo của Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga A. Serdiukov: thiết kế tầu sân bay đã được thực hiện theo lệnh đặt hàng tại Tập đoàn đóng tầu, cải tiến và sửa chữa tầu OSK và sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2012, quyết định đóng tầu sẽ được tiếp nhập cho đến năm 2017. Đồng thời cần phải nhận thấy rằng, phát triển thiết kế tầu sân bay Liên bang Nga có thể không chỉ có Trung tâm thiết kế dự án tầu PKB Nhevki, nhưng các thông tin nói chung đều hướng đến dự án thiết kế tầu sân bay của Trung tâm Nhevki.
Ngày 09/2/2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020. “Tầu sân bay sẽ là một bước tiến vượt bậc. Tầu sân bay phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến trên vùng ven bờ và thậm chí, tham giá tác chiến trong không gian vũ trụ tầm thấp với các phương tiện hàng không có người lái và không có người lái. Có nghĩa là, tầu sân bay sẽ là phương tiện mang đa nhiệm, cho phép mang trên boong tầu tất cả các phương tiện để giải quyết tất cả các nhiệm vụ tác chiến trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau. Nghiên cứu các nội dung tác chiến trong các không gian chiến trường đã được đặt ra, nhưng cho đến nay, giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách hợp lý vẫn chưa được tìm ra.”.
Chủ trương chế tạo và phát triển lực lượng tầu sân bay chốt lại là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, được nêu lên nhiều nhất trong các cuộc họp, hội thảo nghiên cứu về phương hướng phát triển lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần và giai đoạn tiếp theo. Các tầu sân bay của Liên bang Nga – đấy không đơn giản chỉ là vấn đề mode của lực lượng Hải quân hùng mạnh hoặc là một nội dung ưa thích của các cuộc hội thảo khoa học. Lực lượng tầu sân bay – đấy là một đặc trưng mang tính sống còn của lực lượng Hải quân Liên bang và lợi ích chính đáng của Liên bang Nga. Không có tầu sân bay, Hải quân Liên bang Nga chưa thể nào vươn tới đại dương theo đúng nghĩa của nó.
Sẽ đóng 6 tàu sân bay
Đến năm 2012 đã là 10 năm tính từ ngày, khi Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn định hướng phát triển kinh tế chính trị nước Nga, cũng đồng thời lập bản đồ xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải – hải quân “Những cơ sở căn bản của kinh tế chính trị liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động của lực lượng hải quân trong giai đoạn đến năm 2010”. Chính trong tập văn bản này có nêu lên rõ ràng và cụ thể những yêu cầu bức thiết phải có trong biên chế của lực lượng Hải quân các tầu sân bay chủ lực. Trong chương “Những giải pháp để thực tế hóa định hướng chính trị hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động quân sự hải dương” đặc biệt trong nội dung giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện và hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị tác chiến trên đại dương … bao gồm cả đóng những tầu sân bay tác chiến chủ lực, với những tính năng kỹ chiến thuật cao và hiện đại, được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm, có hiệu năng tác chiến cao trong mọi môi trường chiến đấu”.
Cũng cần phải nói thêm, sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà nước dù chỉ là đóng những con tầu chiến đấu loại nhỏ, tầu khu trục hoặc các tầu ngầm phi hạt nhân, chính những khó khăn về tài chính đã làm cho bộ tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang hoặc tập đoàn đóng, nâng cấp và sửa chữa tầu thủy Liên bang đã ngần ngừ trước những yêu câu cấp thiết của việc nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng. Chỉ những năm gần đây, khi nền kinh tế nước Nga có những nguồn thu từ những hoạt động kinh tế, xuất khẩu. Và ngân sách dành cho quốc phòng được tăng lên. Bộ quốc phòng, các đơn vị nghiên cứu sản xuất và chế tạo bắt đầu có được khoàn tài chính đáng kể. từ đó có đủ điều kiện để nghiên cứu phương án thiết kế và đóng các tầu sân bay, đồng thời nghiên cứu xây dựng các đơn vị tầu sân bay cũng như nghệ thuật tác chiến và phương án khai thác, sử dụng tầu sân bay nói chung.
Nhưng cùng với lợi ích sống còn của quốc gia, tầu sân bay đối với Liên bang Nga là vô cùng cần thiết – nếu như không nói thẳng ra trong các cuộc họp, thì cũng ngoài hành lang- là nhận xét của gần như tất cả các sĩ quan cao cấp lực lượng hải quân Liên bang. Các ban ngành chức năng cũng đã họp và bàn phương án xây dựng một chương trình quốc gia về việc xây dựng một hạm đội tầu sân bay Liên bang Nga, nhưng cho đến ngày nay, những gì thực hiện được vẫn là các buổi hội thảo mà không có một thực tế nào được triển khai.
Tình hình kinh tế chính trị nước Nga có những thay đổi gần đây- xuất hiện các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu các loại sản phẩm. Chính phủ Liên bang Nga bắt đầu tăng ngân sách quốc phòng và nền công nghiệp quốc phòng có được ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Cuối năm 2007 tại cơ sở của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Hải Quân Liên bang Nga số 1 tại Sant- Peterburg dưới sụ chủ tọa trực tiếp đô đốc hải quân Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang ông Vladimir Masorin đã tiến hành một cuộc hội thảo với các lãnh đạo hàng đầu của các tổ hợp, đơn vị nghiên cứu khoa học của Hải quân Liên bang.
Trong khuôn khổ cuộc hội thảo đã nghiên cứu và thảo luận kỹ nhu cầu và khả năng đóng các tầu sân bay hiện đại của Nga. Trong cuộc hội thảo, một nội dung đã được thông nhất cao và khẳng định: những cơ sở căn bản về học thuyết quân sự, lý thuyết khoa học quân sự và thực tế tác chiến cho việc biên chế vào lực lượng hải quân tầu sân bay trên các quan điểm kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ đã được khẳng định, nhiệm vụ đóng tầu sân bay và đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Sau đó một tháng, đô đốc hải quân- tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Vladimir Masorin tuyên bố: Trên cơ sở nghiên cứu sâu và rộng vấn đề chiến lược hải dương, những lợi ích của quốc gia, dân tộc, sự phát triển trong tương lai của lực lượng hải quân, từ nhiều góc nhìn chiến lược và chiến thuật khác nhau, thống nhất đưa ra kết luận, trong lực lượng Hải quân liên bang cần được biên chế các tầu sân bay thế hệ mới.
Nga dự kiến đóng khoảng 6 tầu sân bay trong khoảng thời gian từ 20 – 30 năm trong tương lai gần. «Hiện nay chúng ta đang phát triển mô hình tầu sân bay của tương lai với sự tham gia tích cực của các ngành khoa học và công nghệp quốc phòng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng – tầu sân bay sẽ là tầu sử dụng năng lượng nguyên tử, có lượng giãn nước từ 50 đến 80 nghìn tấn – Đô đốc Hải quân Masorin thông báo- tầu có thể mang trên mình khoảng từ 30 đến 40 các phương tiện bay bao gồm cả máy bay chiến thuật, trực thăng chiến đấu và cứu hộ. Các tầu sân bay khổng lổ như tầu sân bay của Hải quân Mỹ, mang trên boong từ 100 – 130 phương tiện bay chiến đấu, chúng ta sẽ không thiết kế và chế tạo.
Môt sự kiện thực tế đã xảy ra, Đô đốc hải quân Vladimir Masorin được về hưu – theo độ tuổi- và những vấn đề liên quan đến đóng tầu sân bay đã chìm lắng một thời gian, đồng thời, Hải quân Nga đã mua 4 chiếc tầu đổ bộ của Pháp Mistral và chi phí vào đó một lượng tài chính không nhỏ.
Chương trình tầu sân bay của Liên bang Nga quay trở lại với công chúng vào tháng 2 năm 2010, khi trong cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc hải quân Liên bang Xô viết Sergei Gorskov, vấn đề đóng tầu sân bay tương lai cho Hải quân Liên bang lại được đưa ra thảo luận. Sau cuộc hội thảo, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang Nga Vladimir Vuwsoski thông báo, theo kế hoạch đã được nghiên cứu và thẩm định, phê chuẩn của Liên bang Nga, đến cuối năm 2010, Trung tâm Nhivki PKB, nơi thiết kế tất cả các tầu sân bay Liên bang Xô viết – cần phải trình bản thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay tương lai, với đầy đủ các thông số kỹ chiến thuật như đã yêu cầu.
Những thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, dù sao vẫn còn ẩn dưới đó cả khối lượng khổng lồ những vẫn đề chưa được giải quyết, mà từ đó quyết định sự thành công của toàn bộ chiến dịch đóng tầu sân bay, những câu hỏi quan trọng được đặt ra là:
– Mô hình bản thân tầu sân bay thế hệ mới;
– Xác định cơ cấu biên chế lực lượng không quân trên boong tầu;
– Xây dựng hệ thống căn cứ, hải cảng cho các tầu sân bay, tổ chức huấn luyện và tác chiến cho phi công hải quân trên tầu sân bay và các lực lượng đảm bảo.
Những nhận định về tầu sân bay thế hệ mới
Hiện nay, trên thế giới phổ biến 3 mô hình lớp tầu sân bay:
– Mô hình CTOL (Conventional Take-Off and Landing), hiện nay các chuyên gia quân sự Hải quân hay gọi là CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery);
– Mô hình STOBAR (Short Take-Off But Arrested Landing);
– Mô hình STOVL (Short Take-Off and Vertical Landing).
Mô hình thứ nhất: CATOBAR – máy bay khi cất cánh được hỗ trợ bởi máy phóng phi cơ có độ dài là 100m bằng pittong hơi nước, khi hạ cánh, máy bay được giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm máy bay. Các tầu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước, trên tầu sân bay của Pháp được lắp 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước loại S-13, loại này có khả năng trong vòng 2,5s đẩy máy bay có trọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300km/h. tầu sân bay của Brazin São Paulo, tên gọi khi ở Pháp là Foch cũng sử dụng hệ thống này.
Mô hình thứ 2 STOBAR, Khi phi cơ cất cánh, đồng thời với việc tăng tốc là sử dụng đường băng mũi tầu cong lên phía trên, hoặc máy bay sẽ cất cánh thẳng đứng, như vậy, khi máy bay hạ cánh sử dụng hệ thống bắt và hãm máy bay. Model điển hình của tầu sân bay này là Tầu sân bay đóng trong thời kỳ Liên bang Xô viết Đô đốc hải quân Kuznetsov tầu sân bay của Ấn Độ hoặc tầu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc.
Mô hình tầu sân bay thứ 3 STOVL, về cơ bản tương tự như mô hình STOBAR, nhưng máy bay hạ cánh theo chiều thẳng đứng, chứ không sử dụng hệ thống bắt và hãm. Loại mô hình tầu này bao gồm các tầu sân bay của Anh “Invincible” tầu sân bay của Spanish “Prince of Asturias,” tầu sân bay của Italian “Cavour” và “Garibaldi,” tầu sân bay của Thái lan “Chakri Narubet”. Thiết kế tầu thế hệ mới của Anh tầu Nữ hoàng Elisabet bao gồm cả 2, chính thức là STOVL, nhưng có thêm bộ phận phóng đẩy máy bay và thiết bị bắt và hãm. Như vậy, loại tầu sân bay đa nhiệm này có thể nói tương tự như CATOBAR.
Nhiệm vụ tác chiến của tàu sân bay Nga
Như các định hướng chiến lược Hải dương đã được vạch ra rất rõ nét của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hải quân Liên bang và bản thân nước Nga, trong gian đoạn tương lai gần, không cần đến những tầu sân bay khổng lồ hạt nhân loại CATOBAR như nước Mỹ. Trong sự phát triển của vũ khí tấn công, loại tầu sân bay này chi phí bảo vệ nó tốn kém gấp hàng nghìn lần so với việc chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó. Nhưng tầu sân bay- không những tăng cường năng lực tác chiến của hạm đội, mà còn là uy danh của đất nước và là sức mạnh thật sự khi giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia.
Phải thành thực nhận xét – lực lượng hải quân không thể bị kéo vào một chương trình thiết kế tầu sân bay thế hệ mới, đóng tầu và huấn luyện khai thác sử dụng với những dự án và hội thảo bất tận. Đồng thời, lực lượng vũ trang cũng không thể thử nghiệm với một đầu tư kinh phí khổng lồ. (dự án tầu sân bay của Mỹ). Điều đó cũng đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng quá chặt. Trong trường hợp này, PKB Nhevki có thể lôi lại từ kho lưu trữ bản thiết kế tầu sân bay Ulianov, có những tiêu chuẩn thiết kế theo kiểu CATOBAR. Nhưng rõ ràng sẽ gặp phải sự phản đối của các chuyên gia, mô hình CATOBAR có những chuẩn kỹ thuật quá cũ trong công nghệ đóng tầu, và người Mỹ đang phải trả giá cho những tầu sân bay của mình. Điều quan trọng là, liệu nguồn tài chính có thể chịu được trong nhiều năm tới?
Tiếp cận từ một hướng khác, lực lượng Hải quân Liên bang Nga, trên thực tế, để vươn tới đại dương không cần một tầu sân bay đặc chủng – tác chiến trên biển hay chống ngầm- mà là một tầu sân bay đa nhiệm, đa môi trường tác chiến, trên boong tầu có thể cất cánh nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau (avia group) đồng thời, không quân hải quân trên boong tầu phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
– Tiêu diệt các tập hợp ( tập đoàn, nhóm) tầu nổi đối phương, tiêu diệt các đoàn tầu vận tại và các tầu thuộc lực lượng đổ bộ đối phương;
– Tìm kiếm, truy quét và tiêu diệt các loại tầu ngầm của đối phương;
– Tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương dọc bờ biển và trong đất liền.;
– Chiếm lĩnh và giữ vững vai trò làm chủ không phận trong không gian chiến trường và khu vực tác chiến;
– Triển khai các hoạt động yểm trợ đường không trong các hoạt động của hạm đội, các tập đoàn, liên đoàn tầu nổi và các phân đội tầu ngầm, yểm trợ không quân cho hoạt động của lực lượng lĩnh thủy đánh bộ, các tập đoàn quân của lục quân từ hướng biển;
– Triển khai phong tỏa các khu vực và các vùng nước, cũng như căn cứ, hải cảng..
Đối với lực lượng hải quân Liên bang Nga, tầu sân bay phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tuần tra, trinh sát và yểm trợ không quân cho các tầu ngầm mang tên lửa chiến lược tại khu vực triển khai lực lượng tầu ngầm, hoặc gần vùng nước ven bờ biển quốc gia, như các vùng nước Bắc Băng Dương hoặc các khu vực thuộc vùng biển Thái bình dương. Về vấn đề này, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang, đô đốc hải quân Masorin trước đây và hiện nay, đô đốc hải quân Vuwsoski đã khẳng định: “Nếu như trên biển Bắc chúng ta không có các tầu sân bay, thì khả năng tác chiến của lực lượng tầu ngầm chiến lược sẽ bằng không ngay trong ngày triển khai tác chiến thứ 2, do kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của tầu ngầm, đó chính là không quân Hải quân đối phương. Cũng là điều dễ hiểu, tại sao người Trung Quốc mong muốn xây dựng lực lượng tầu sân bay của chính mình.
Từ lịch sử và thực tế, có thể nhận thấy rằng, để cất cánh, các phi công yêu thích hơn đường băng trên boong cong chéo lên phía trên đằng mũi tầu, vì thực tế. Một là các phi công hải quân có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng và cất cánh từ tầu sân bay Đô đốc Kyznhetsov và cơ cấu tổ chức, cũng như phương án luyện tập và huấn luyện các phi công trên boong khi cất cánh. Thứ hai: Đã có những bài học kinh nghiệm rất tốt từ cấu hình model đường băng cong và những đánh giá thuận lợi. Thứ ba: Các kỹ sư đóng tầu sân bay Sermash đã có nhiều kinh nghiệm đóng tầu kiểu này, không phải bắt đầu từ con số không bằng việc đóng tầu sân bay lớp STOBAR Vikramaditya; Thứ tư; phát triển và lắp đặt thiết bị phóng đẩy máy bay lên tầu sân bay thế hệ mới sẽ dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu giải pháp thiết kế, đồng thời tạo ra những khó khăn phức tạp khi huấn luyện hoặc huấn luyện chuyển loại cho các phi công trên boong tầu.
Vào năm 2007, trong triển lãm quốc tế về trang thiết bị Hải quân, tại khu vực trưng bầy chung của Tổ hợp đóng tầu Sermash và PKV Nhepki có trưng bầy một tấm tranh quảng cáo rất lớn với hình ảnh một chiếc tầu sân bay, như đã khẳng định, một trong những phương án thiết kế tầu sân bay của tương lai với dòng chữ “Thiết kế tầu sân bay và đóng tầu cho tương lai” Mặc dù bản vẽ thiết kế 3D còn thiếu rất nhiều các chi tiết cụ thể nhưng theo như bản vẽ, có thể nhận thấy rất rõ đây là thiết kế tầu sân bay mô hình STOBAR, rất gọn và cách thiết kế đài chỉ huy, điều hành tác chiến khá chi tiết, rõ ràng tầu sẽ chạy bằng năng lượng nguyên tử.
Nhưng cũng với nội dung này, tháng 7/2007, chính bản thân đô đốc hải quân tổng tư lệnh Vladimir Vuwsoski đã nói, nhà thiết kế Nhevki đang bơi với bản thiết kế, mà chưa đưa ra được giải pháp đúng đắn do đó, bản thiết kế được giao cho một số các đơn vị liên quan, như Nhevki PKV, Sever PKV…. ». trong giai đoạn này, mọi nội dung vẫn nằm trong các thiết kế, và lực lượng Hải quân cũng như đất nước Nga trông đợi, đến 2020 tầu sân bay Liên bang Nga sẽ sẵn sàng trong vai trò của tầu chỉ huy và vươn tới đại dương.
Không quân trên tàu sân bay
Một vấn đề rất quan trọng song hành cùng với thiết kế tầu sân bay thế hệ mới – đó là lựa chọn các phương tiện tác chiến hàng không trên boong tầu sân bay tương lai của lực lượng không quân Hải quân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với lực lượng tầu sân bay, trong biên chế của lực lượng không quân trên boong có thể có những biên chế cơ bản như sau:
– Máy bay tiêm kích đa nhiệm, có khả năng không những chiếm lĩnh tầng không và làm chủ không gian chiến trường, mà còn có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các lớp tầu nổi đổi phương, đồng thời có thể tấn công bằng bom điều khiển – tên lửa vào các mục tiêu trên bờ biển và sâu trong nội địa đối phương;
– Máy bay trinh sát hoặc trực thăng trinh sát tiền tiêu, bằng radar hoặc các phương tiện trinh sát khác mở rộng phạm vi trinh sát mục tiêu bằng radar tính từ tâm của đội hình tác chiến cụm tầu sân bay, đồng thời có khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tên lửa, được trang bị trên các tầu chiến cảnh giới bảo vệ tầu sân bay;
– Máy bay và máy bay trực thăng chống ngầm;
– Máy bay trực thăng đa nhiệm (vận tải đổ bộ hoặc tìm kiếm cứu hộ);
– Máy bay hoặc trực thăng tác chiến điện tử (nhiệm vụ này cũng có thể được giao cho các phương tiện bay khác – robot phương tiện bay);
– Máy bay huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho công tác huấn luyện thường xuyên phi công trên tầu và khi có nhiệm vụ tác chiến có thể sử dụng như máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoặc cường kích.
Hiện nay, ở Nga có những phương tiện bay, có thể được biên chế trên tầu sân bay tương lai của Hải quân Liên bang. Các phương tiện bay có thể là;
Máy bay tiêm kích SU – 33, loại máy bay này cần được nâng cấp, cải tiến toàn diện để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, SU 33 cần được nâng cấp để có thể sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao lớp không – đất. Song song cùng với Su 33, trên boong tầu sân bay có thể biên chế MIG 29K/CUB, MIG 29K là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hơn và có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ tác chiến trên biển từ tầu sân bay;
– Các loại trực thăng chiến đấu cất hạ cánh trên tầu: máy bay trực thăng radar trinh sát tiền tiêu Ka-31, máy bay vận tải quân sự Ka-29, máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạng Ka-27PS và máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27 đồng thời, trên tầu sân bay cũng cần được trang bị trực thăng Ka-52. Máy bay trực thăng Ka-52 sẽ là phương tiện tác chiến đường không hiệu quả yểm trợ hỏa lực khi triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ.
Trong những lựa chọn hiện nay, MiG 29K/CUB được coi là mẫu máy bay tốt nhất đáp ứng được yêu cầu trên boong tầu sân bay, những kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất MiG 29K/CUB dành cho Ấn Độ đã khẳng định điều đó, đồng thời những ưu điểm của MiG 29K/CUB là các trang thiết bị, hệ thống và các bộ phận trên máy bay đã hoạt động rất ổn định và được tăng cường độ tin cậy.
Đồng thời giá thành 1giờ bay của MiG 29K/CUB được giảm xuống 2,5 lần, tăng cường 2 lần thời gian dự trữ bay, có lượng dầu trên máy bay lớn đồng thời có khả năng tiếp dầu trên không, các tính năng kỹ thuật của máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cao, do được cải tiến các hệ thống cánh điều khiển, ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật số điều khiển máy bay kết hợp với các động cơ tuốc bin phản lực mạnh hơn, trên máy bay được lắp đặt các thiết bị điện tử radar thế hệ mới nhất, và đồng thời, khả năng nâng cấp, sử dụng công nghệ mới theo giải pháp module hóa đối với MiG 29 rất dễ dàng.
Dễ nhận thấy rằng, dòng máy máy tiêm kích đa nhiệm thế hệ MiG 29 được sử dụng rất rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, do đó đối với hạm đội tầu sân bay sẽ có được sự đồng bộ hóa rất cao, có được ưu thế lớn trước nhiệm vụ khai thác sử dụng cũng như công tác huấn luyện phi công và đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Khi tầu sân bay đã sẵn sàng, MiG 29 sẽ là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm chủ chốt trên tầu sân bay tương lai, về vấn đề này, đại diện của bộ tư lệnh hải quân Liên bang đã khẳng định từ 3 năm về trước, đồng thời cách đây không lâu, trên phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Bộ quốc phòng đến cuối năm 2011 đã dự kiến mua cho hải quân khoảng 26 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG 29K, nhưng vấn đề đang bị dừng lại bởi giá thành của Hợp đồng. Và Nhà sản xuất MiG có lẽ cùng phải đợi dự án Tầu sân bay tương lai được khẳng định.
Một liên đội tầu có biên chế tầu sân bay hoàn toàn không thể triển khai tác chiến thông thường nếu không có được trong biên chế máy bay Trinh sát và cảnh giới tầm xa, chỉ huy, điều hành tác chiến AWACS (ДРЛО &У) – chính xác là máy bay C3I hoặc C4IRS chứ không phải là trực thăng trinh sát tiền tiêu và cảnh báo sớm Ka-31. Ka-31 có thể trinh sát bao phủ trên diện rộng, nhưng các thông số kỹ thuật không đủ để trở thành tai, mắt và máy tính của chỉ huy trưởng hạm đội hoặc liên đội trên tầm xa và diện rộng. Trên cơ sở của Su-27KUB các nhà thiết kế có đề xuất chế tạo các máy bay trinh sát tầm xa, được trang bị các thiết bị radar, trinh sát điện tử dành riêng cho tầu sân bay hoặc các loại tầu khác trong hạm đội, nhưng không được chấp nhận. Đồng thời dự án máy bay AWACS Yak-44, bắt đầu từ năm 1990, hiện nay vẫn chỉ là một maket trong Triển lãm Kỹ thuật ở khu vực ngoại ô Moscow. Do đó, trong tương lai gần, hệ thống chỉ huy đường không vẫn phải sử dụng máy bay hỗ trợ của lực lượng Không quân và hy vọng vào Ka-31.
Hệ thống đảm bảo
Một vấn đề mang tính sống còn của lực lượng tầu sân bay nữa là hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ, bến cảng và sân bay. Song hành cũng với hệ thống hậu cần kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị huấn luyện cho phi công hải quân trên tầu sân bay. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ và cơ sở huấn luyện được đặt ra ngay từ khi chiếc tầu sân bay đầu tiên của liên bang xô viết được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân- cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ trước, tầu sân bay Kiev gần như nhiều thời gian phải đỗ ở hải cảng của Biển Đen, chỉ bảo hành kỹ thuật và khởi động bôi trơn, cho đến khi bị loại ra khỏi biên chế của lực lượng vũ trang. Đồng thời, cũng phải có tầm nhìn xa hơn trong nhiệm vụ lưu trữ, bảo hành bảo dưỡng các máy bay chiến đấu trên boong tầu, trong các giai đoạn tầu neo đậu hoặc thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Để thực hiện được điều đó, song hành cũng với thiết kế, đóng tầu là kho tàng, bến bãi, khu kỹ thuật dành cho không quân hải quân trên boong, khi tầu đỗ trên bến cảng.
Một vấn đề quan trong cuối cùng, cũng là vấn đề khó nhất của không quân hải quân tầu sân bay – công tác huấn luyện thường xuyên của Không quân hải quân và các chuyên gia kỹ thuật không quân Hải quân. Cho đến ngày nay, không quân hải quân liên bang không có được trường đào tạo kỹ thuật của riêng mình, các chuyên gia kỹ thuật hầu như phải lấy từ bên Không quân Liên bang. Nhưng đấy cũng chỉ là ½ cùa thảm họa, Không quân Hải quân Liên bang không có chỗ nào để huấn luyện phi công hải quân trên boong tầu, cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay rất khó, không thể huấn luyện bằng bút, sách, bảng và các thiết bị huấn luyện điện tử, mà phải làm thực.
Trường huấn luyện bay NITKA trên boong tầu của Liên bang Xô viết trước đây nằm trong (lãnh thổ) của Ucraina tại Krưm. (Sân bay mô phỏng sân bay trên boong tầu dành cho huấn luyện phi công hải quân). Theo kết quả của những năm gần đây, đây là một xa xỉ phẩm đắt đỏ cho hải quân, mọi cuộc huấn luyện đều phải trả rất nhiều kinh phí và phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng chính trị của chính phủ Ucraina tại Kiev. Cuối cùng, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải lựa chọn phương án tối hậu, xây dựng trường huấn luyện thường xuyên cho phi công hải quân (NITKA) cho riêng mình. Để làm điều đó, Bộ quốc phòng đã lựa chọn trường Cao đẳng cao cấp kỹ thuật hải quân tại Eisk, ngoại vi thành phố Krasnodar và tiến hành xây dựng trường kỹ thuật bay cao cấp cho không quân hải quân, đây là Trung tâm huấn luyện đa nhiệm, không những chỉ huấn luyện cho không quân Hải quân trên boong tầu, mà huấn luyện tất cả các phương tiện bay có và không có người lái, được biên chế hiện tại và trong tương lai cho không quân hải quân Liên bang.
Các công trình huấn luyện cho không quân Hải quân tại Eisk có giá trị khoảng 24 tỷ rúp, trong đó 8 tỷ được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng đường băng tầu sân bay với các trang thiết bị chính xác cần thiết để phục vụ cho đường băng trên tầu, khu nhà ở và công trình công cộng, khu quản lý và điều hành kỹ thuật hạ tầng. Khu vực hạ tầng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2011, nhà máy Proletarian có trách nhiệm cung cấp các thiết bị bắt và hạ cánh cho máy bay. Chỉ sau khi hạ tầng kỹ thuật được thẩm định và nghiệm thu, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ huấn luyện mới được bắt đầu lắp đặt để đưa vào thử nghiệm hệ thống tại Eisk..
‘Ở đâu có tàu sân bay gần nhất?’
Trong một lần nói chuyện với thủy thủ đoàn tầu sân bay nguyên tử Dwight D. Eisenhower US. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Shalikashvili đã phát biểu “Tôi cảm thấy yên tâm mỗi lần, khi tôi đặt câu hỏi cho sĩ quan tham mưu tác chiến “Ở đâu có tầu sân bay gần nhất?” và viên sĩ quan đó trả lời: “Có một tầu sân bay đang hoạt động trong khu vực tác chiến- câu trả lời đó với lợi ích của Hoa Kỳ là tất cả!” .
Những lời nói đó, từ hàng chục năm về trước, khi chúng ta nhận xét tầu sân bay – vũ khí của chủ nghĩa đế quốc- không cần có thêm lời bình luận. Nhưng những ước mơ của đô đốc hải quân huyền thoại, Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhicolai Kyznhesov, cùng như hàng trăm ngàn đô đốc hải quân, kỹ sư đóng tầu, chiến sĩ hải quân Xô Viết trước đây và Liên bang Nga ngày này, đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phi công hải quân huyền thoại, anh hùng Liên bang Nga, thiếu tướng Timur Apakidze cũng nói chính xác như sau: đất nước đã và đang đi trên con đường đau khổ, sự đau đớn tinh thần để đi đến xây dựng những chiếc tầu sân bay, không có nó trong tương lai, Hải quân Liên bang Nga không có ý nghĩa với với chiến lược hải dương..
Cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng sự cần thiết phải có tầu sân bay trong lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần đã được chứng minh, khẳng định bằng lý thuyết, bằng kết quả nghiên cứu tất cả trên cơ sở khoa học, lý luận quân sự và bằng thực tiễn phát triển chiến lược kinh tế chính trị và khả năng xảy ra chiến tranh trong tương lai.
Tầu sân bay Ulianovsk – tầu sân bay của tương lai
Trong lịch sử đóng chiến hạm của Liên bang Xô Viết và Liên bang Nga ngày nay, một trong những thảm họa của tư tưởng chính trị thời kỳ Gorbachov là sự tiêu diệt tầu sân bay Ulianovks, một thiết kế kỳ diệu của các kỹ sư Xô viết đã đóng được 45% tại UKraina. Tác giả sẽ không trình bày lại thảm kịch đau đớn của Hải quân Liên bang Nga, mà chỉ giới thiệu những tính năng kỹ chiến thuật của một thảm họa. tầu sân bay dự án 1143.7 Unianovsk (“Ульяновск”)
Thiết kế chi tiết của tầu sân bay tấn công đa nhiệm sử dụng năng lượng hạt nhân được bắt đầu vào những năm 1973, là phát triển của dự ăn 1153, trong dự án đó có sử dụng thiết bị phóng đẩy máy bay dành cho máy bay MiG 23K và cường kích đánh chặn Su-25K. Lượng giãn nước của tầu dự kiến lớn hơn 80000 tấn và tầu có thể chưa tới 70 máy bay chiến đấu các loại.
Bộ trưởng bộ Quốc phòng – Nguyên soái Gretrko, người đã rất ủng hộ dự án này đã mất đúng vào lúc dự an bắt đầu và người kế nhiệm ông, nguyên soái Ustinov, người không ủng hộ dự án này, đã làm chậm dự án thiết kế tầu sân bay và nó chỉ được bắt đầu vào năm 1983.
Những kế hoạch đóng tầu sân bay với sân bay đủ lớn tìm lại được sự ủng hộ cho phát triển trong dự án 1143.7 của PKB Nhevki vào năm 1984. Tháng 10 năm 1988.dự án đóng tầu được chuyển đến thành phố Nhicolaiev tại nhà máy đóng tầu Biển Đen.
Tầu sân bay hạng nặng 1143.7 Ulianovsk, dự kiến sẽ trở thành kỳ hạm của lực lượng Hải quân Xô viết, được thiết kế tại Trung tâm thiết kế Nhevki dưới sự lãnh đạo của kỹ sư trưởng L.V. Belov (sau đó kỹ sư trưởng Yu. M. Varfolomeev thay thế). Khi thiết kế đã sử dụng những kinh nghiệm của dự án 1160. Ulianovsk dự kiến thiết kế là 1 trong 4 tầu sân bay cùng lớp.
Ngày 4 tháng 10 năm 1988 tầu sân bay Ulianovsk (số sản xuất tại nhà máy là № 107 được ghi vào danh sách biên chế tầu chiến đấu của Hải quân Xô viết, ngày 25 tháng 10 thân tầu được đưa lên đà đóng tầu của nhà máy đóng tầu Biển Đen № 444 tại thành phố Nhikolaiev. Dự kiến tầu sẽ được đưa vào khai thác sử dụng vào năm 1995.
Tầu có thân tầu cao, được đóng bằng thép đóng tầu theo hình thủy động học đã được thiết kế rất chi tiết. So với các tầu sân bay khác, tầu Ulianovsk được lắp trạm nguồn năng lượng nguyên tử, tăng cường diện tích của boong tầu và diện tích đường băng cất cánh, đường cong mũi tầu có góc lượn là + 14o kết hợp với hai máy phóng máy bay có đường chạy dài 90 m. Thân tầu được chia thành 12 khoang cách ly riêng biệt không ngấm nước. Đài chỉ huy, điều khiển và các trang thiết bị khác được bố trí phía bên phải thân tầu. Tầu được thiết kế với kho vũ khí, trang bị được bọc thép và có hệ thống chống ngư lôi. Động lực thân tầu là 4 động cơ tuốc bin và 4 trạm nguồn nhiệt với công suất 305 Mw. Tầu được trang bị thêm 4 nồi hơi nước, đảm bảo khi trạm nguồn năng lượng nguyên tử bị hỏng hóc không hoạt động, tầu vẫn có thể cơ động với tốc độ là 10 hải lý/giờ. Trạm nguồn là lò phản ứng nguyên tử có công suất là 27000 kW.
Không quân hải quân trên boong tầu
Lực lượng không quân Hải quân trên boong tầu gồm có 70 phương tiện bay các loại, dự kiến sẽ biên chế là:
Máy bay tiêm kích Su-27К — 24.
Máy bay tiêm kích MiG-29К — 24.
Máy bay trinh sát tiền tiêu, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu AWACS Yak-44RLD (Як-44РЛД) — 4 chiếc.
Trực thăng chống ngầm Ка-27 — 16.
Trực thăng tìm kiếm cứu nạn Ка-27PS — 2.
Tầu được trang bị hai máy phóng máy bay Hải đăng (Mayak), được chế tạo tại nhà máy Proletarski, đường băng cong cất cánh mũi tầu và 4 thiết bị bắt và hãm máy bay. Để cất giữ máy bay, trên tầu có khoang giữ máy bay có kích thước là 175 x 32 x 7,9 m. Đưa máy bay lên boong tầu được thực hiện bằng 3 thiết bị nâng hạ có tải trọng là 50 tấn. 2 chiếc ở bên phải boong tầu, 1 chiếc ở bên trái. Phía đuôi tầu có thiết bị quang học điều khiển hạ cánh Luna.
Đánh giá chung: Theo những tính năng kỹ chiến thuật dự kiến, tầu sân bay lớp Ulianovsk là lớp tầu sân bay đầu tiên của Liên bang Xô viết có nhưng thông số về kích thước cũng như khả năng không thua kém gì các lớp tầu sân bay “Enterprise” và “Nimitz” của Hải quân Mỹ. Lắp đặt máy phóng máy bay trên tầu đã làm tăng cường đáng kể khả năng cất cánh của các phương tiện bay tác chiến trên không của hải quân, đồng thời tăng cường năng lực tác chiến của tầu sân bay so với các thế hệ tầu khác.
Sự khác nhau giữa các tầu sân bay của Mỹ và của Liên Xô thể hiện ở lực lượng không quân trên boong tầu.
Đối với Hải quân Mỹ, các máy bay trên boong của Hải quân là các máy bay cường kích đánh chặn, với mục đích là triển khai các đòn tấn công từ phía biển, các mục tiêu tác chiến trên không của máy bay Mỹ là các tầu chiến hải quân Xô viết và hệ thống tên lửa chống tầu, do đó trên tầu sân bay của Mỹ có các máy bay đánh chặn và cường kích ném bom, cũng như các máy bay tác chiến đặc biệt chống ngầm tầm xa.
Đối với Hải quân Xô viết, tầu sân bay có nhiệm vụ là phương tiện yểm trợ hỏa lực cho các lực lượng chiến hạm mặt nước và tầu ngầm trên biển, đối tượng tác chiến chủ yếu vẫn là không quân hải quân đối phương và lực lượng không quân NATO. Do đó, trên boong tầu dự kiến biên chế chủ yếu là không quân tiêm kích và tiêm kích – cường kích ném bom – tên lửa chống tầu. Có một điều khá thú vị, xu hướng phát triển các tầu sân bay của Mỹ giai đoạn 2005 – 2011 cũng tương đối trùng hợp với tư tưởng phát triển tầu sân bay Ulianovsk.
(BTP)