Nguyễn Tấn Dũng » An ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Hệ thống cảnh báo, thoát hiểm của Kilo Việt Nam vượt xa tàu ngầm Ấn Độ

Khoảng cách gần 20 năm về thiết kế, công nghệ giúp tàu ngầm Kilo Việt Nam có nhiều điểm vượt trội so với con tàu vừa gặp nạn ở Ấn Độ.

Kilo 636 Việt Nam là bản nâng cấp của Kilo Ấn Độ

Tàu ngầm Kilo là tên gọi theo mã định danh NATO cho lớp tàu ngầm diesel-điện của Liên Xô. Phiên bản gốc đầu tiên có tên gọi là Dự án 877 (Project 877). Chiếc tàu ngầm Project 877 đầu tiên được hạ thủy năm 1979 và đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô năm 1982.

Trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2000, hải quân Ấn Độ đã mua của Nga 10 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM, “Sindhurakshak” là chiếc thứ 7 trong số đó. Nó được đóng trong khoảng thời gian 3 năm từ 1995 – 1997 tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg.

Tàu ngầm Kilo Hà Nội trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic vào đầu năm 2013

Tàu ngầm Kilo Hà Nội trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic vào đầu năm 2013

Ngày 04/06/2010, hải quân Ấn Độ và nhà máy đóng tàu Zvezdochka đã ký hợp đồng cải tạo và nâng cấp hiện đại hóa tàu ngầm “Sindhurakshak” và đến tháng 8 năm đó, tàu ngầm này đã đến nhà máy đóng tàu của Nga để bắt đầu thực hiện hợp đồng. Đến tháng 10/2012, tàu cơ bản đã hoàn tất quá trình nâng cấp, hiện đại hóa và chạy thử trên biển. Lễ bàn giao và tiếp nhận Sindhurakshak được tiến hành vào ngày 26/01/2013 và đến ngày 29/01 nó lên đường trở về Ấn Độ.

Zvezdochka là nhà máy nổi tiếng của Nga, chuyên đóng mới và sửa chữa các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm động cơ diezen. Toàn bộ 5 tàu ngầm thuộc Project 877 EKM của Ấn Độ đều được hoàn tất quá trình sửa chữa và hiện đại hóa tại nhà máy đóng tàu này. Gói nâng cấp của tàu ngầm Sindhurakshak bao gồm lắp đặt Sonar USHUS do Ấn Độ tự nghiên cứu sản xuất và tích hợp tổ hợp tên lửa Club-S cũng như đại tu các hệ thống khác.

Còn tàu ngầm Việt Nam sắp tiếp nhận là một phiên bản tối tân hơn, được NATO gọi là Kilo cải tiến và ở Nga là Project 636. Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể.

Những cải tiến mới

Sự khác biệt của Kilo 877EKM của Ấn Độ và Kilo 636 của Việt Nam thể hiện ở các điểm sau:

- Về hình dạng: Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương.

-Về hệ thống Sonar thủy âm: Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400EM. Trước đây, Sindhurakshak sử dụng thế hệ sonar MGK-400E sau đó định nâng cấp lên chuẩn cải tiến MGK-400EM nhưng Ấn Độ đã tự lực phát triển loại Sonar USHUS được cho là tiên tiến hơn cả 2 loại trên. Hệ thống Sonar này giúp tàu có thể phát hiện tàu địch ở khoảng cách xa hơn gấp 4 lần, nhỉnh hơn một chút so với tàu ngầm Kilo 636MV của Việt Nam.

- Về vũ khí: Cả hai tàu đều được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm. Cơ số vũ khí mang theo bao gồm: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn

Tổ hợp tên lửa trên tàu đều trang bị Club-S. Tổ hợp này có 5 loại tên lửa khác nhau. Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ trang bị tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300km đầu đạn nặng 450kg vận tốc cận âm, có khả năng tấn công phá hủy hàng không mẫu hạm trong khi Kilo Việt Nam trang bị loại tên lửa tầm bắn ngắn hơn là 3M-54E (220km) có đầu đạn chỉ có 200 kg  tuy nhiên vận tốc lại siêu âm Mach 2,9 giai đoạn cuối.

Các loại ngư lôi dành cho 2 biến thể tàu ngầm Kilo này đều bao gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Hai loại Kilo này đều cao khả năng rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả thủy lôi DM-1.

Về vũ khí phòng không, Kilo Ấn Độ mang được 6 tên lửa 9K38 Igla trong khi đó Kilo 636 mang được 8 tên lửa 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla..

- Hệ thống chỉ huy chiến đấu: Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương. Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

-Tính cơ động: Project 636 cơ động tốt hơn Project 877EKM. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

 

Tàu Kilo Ấn Độ trước khi gặp nạn

Tàu Kilo Ấn Độ trước khi gặp nạn

Và sự vượt trội chủ yếu

Có thể thấy rằng về mặt kết cấu, động lực, vũ khí và sonar Kilo Việt Nam mỗi một thứ đều nhỉnh hơn một ít so với Kilo Ấn Độ sau khi nâng cấp, nhưng với khoảng cách thiết kế gần 20 năm Kilo Việt Nam thể hiện những mặt vượt trội chủ yếu như sau:

- Thiết kế về mặt kết cấu, hệ thống trinh sát, điện tử, động lực được điều chỉnh để phù hợp với vùng biển nhiệt đới Việt Nam. Đây là những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình xuất khẩu tàu ngầm nói riêng và các loại mặt hàng quân sự trong thời gian gần đây của Nga. Độ chính xác và hiệu suất vận hành phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng thủy văn của vùng biển. Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên đã yêu cầu Nga nghiên cứu, hiệu chỉnh các thiết bị để phù hợp với vùng biển Đông trên tàu ngầm Kilo 636, tàu Gerpard.9, máy bay Su-30MK2V… Chính điều này đã làm cho chi phí chế tạo tàu ngầm Kilo tăng lên khá nhiều.

- Hệ thống bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho thủy thủ đoàn: Sau mấy chục năm điều kiện sinh hoạt con người đã nâng lên. Điều kiện sinh hoạt trong tàu ngầm nâng lên thì hiệu suất chiến đấu và thời gian làm nhiệm vụ sẽ tăng lên. Các hệ thống điều hòa, nghỉ ngơi, giải trí… của Kilo 636 đều là những thiết bị mới đảm bảo cho kíp thủy thủ có thể chiến đấu liên tục dài ngày trên biển. Nên nhớ rằng các hệ thống trên tàu ngầm đều có cơ chế vận hành một cách khác xa so với hệ thống trên mặt đất bởi hạn chế về mặt không gian, năng lượng, không khí…

- Hệ thống giám sát, cảnh báo nguy hiểm: đây là một cải tiến so với Kilo 877EKM nhờ sự phát triển của các thiết bị kỹ thuật số. Hệ thống này bao gồm kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra năng lượng, báo khói,… Các thiết bị này đảm bảo chính xác, nhanh và nhạy hơn so với các thiết bị cũ.

- Hệ thống cứu nạn, thoát hiểm, đây là một cải tiến vượt bậc của Kilo 636 so với Kilo 877 và mới nảy sinh khi vận hành Kilo 877. Chính hệ thống này sẽ nâng cao khả năng sống sót cho kíp thủy thủ khi gặp sự cố.  Các tình huống diễn ra rất đa dạng, có thể là hoạt động trong điều kiện bốc khói cháy nổ, dập tắt những đám cháy bằng các phương tiện, dụng cụ và trang bị khác nhau, cũng như thoát hiểm qua ống phóng ngư lôi trong trường hợp khẩn cấp.

 

Trường hợp khẩn cấp hệ thống thoát hiểm sẽ vận hành, thủy thủ sẽ thoát qua ống phóng lôi

Trường hợp khẩn cấp hệ thống thoát hiểm sẽ vận hành, thủy thủ sẽ thoát qua ống phóng lôi

Lối thoát hiểm này được vận hành nếu các hệ thống trong tàu ngầm gặp sự cố. Việc bố trí ở khoang phóng ngư lôi bởi các nguyên nhân sau:

Khoang ngư lôi là khoang chuyển tiếp vũ khí giữa môi trường bên trong tàu ngầm và nước do đó về mặt kết cấu cũng thích hợp để chuyển người ra môi trường nước nếu ở độ sâu vừa phải.

Nếu độ sâu lớn, cửa thoát hiểm ở khoang ngư lôi cũng giúp cho việc tiếp cận của thiết bị cứu nạn được thuận lợi hơn. Do khoang ngư lôi nằm ở ngay đầu, các diện tích tiếp xúc đều có hình tròn.

Thủy thủ đoàn được bố trí gần lối thoát hiểm qua ống phóng lôi, hệ thống điều hòa, giải trí, nghỉ ngơi được cải tiến.

Thủy thủ đoàn được bố trí gần lối thoát hiểm qua ống phóng lôi, hệ thống điều hòa, giải trí, nghỉ ngơi được cải tiến.

Mặc dù tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam hiện đại hơn so với Kilo 877EKM của Ấn Độ nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng này cần phải tuyệt đối tuân thủ quy trình bảo dưỡng, vận hành các thiết bị. Vũ khí càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người có trình độ càng cao, kỷ luật càng nghiêm.

(BSH)

Xem thêm: Điểm thi Đại học - Cao đẳng 2013, Gia vang hom nay, Biển Đông, Sự kiện: Đoàn Văn Vươn
Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: tàu ngầm, tàu ngầm KILO, tàu ngầm Kilo Ấn Độ, tàu ngầm kilo ấn độ nổ, tàu ngầm KILO Việt Nam
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa