Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » 10 quốc gia thiệt hại nặng nhất khi giá vàng ‘đứt phanh’

Phiên giảm giá 120 USD/oz vào đêm qua của vàng thế giới đã khiến các quốc gia như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hà Lan, Ấn Độ… thiệt hại nặng.


Trang Business Insider dẫn lời ông Dennis Gartman, nhà xuất bản trang tin Gartman Letter cho biết, trong gần 4 thập kỷ giao dịch vàng, ông chưa từng bao giờ chứng kiến những gì như đã xảy ra trong hai phiên giao dịch vừa qua trên thị trường vàng.

Cú sụt giảm 9% vào đêm qua của giá vàng thế giới và 5% vào phiên ngày thứ Sáu tuần trước đã gây ra những thiệt hại lớn cho những quốc gia có dự trữ vàng lớn nhất hành tinh.

Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tính đến tháng 4/2013, tổng dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu là 31.694,8 tấn.

Dưới đây là 10 nước có dự trữ vàng lớn nhất do Business Insider giới thiệu dựa trên số liệu từ WGC và họ cũng là những quốc gia thiệt hại nặng nề nhất sau cú “đột quỵ” của giá vàng tối qua:

10. Ấn Độ

Dự trữ vàng chính thức: 557,7 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,6%

Thời gian gần đây, Ấn Độ đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn người dân ồ ạt mua vàng. Nhập khẩu vàng được cho là nguyên nhân chính dẫn tới mức thâm hụt cán cân vãng lai cao kỷ lục của Ấn Độ.

9. Hà Lan

Dự trữ vàng chính thức: 612,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 58,7%

Vào năm 1999, Hà Lan tuyên bố bán 300 tấn vàng trong 5 năm sau đó, nhưng trên thực tế chỉ bán được 235 tấn. Đợt bán vàng này của Hà Lan tuân theo quy định về thỏa thuận bán vàng giữa các ngân hàng trung ương (CBGA1 từ năm 1999-2004).

Theo CBGA2 (2004/2005 – 2008/2009), Hà Lan tuyên bố sẽ bán tổng cộng 165 tấn vàng, bao gồm 65 tấn còn chưa bán hết theo thỏa thuận CBGA1. Trong CBGA 3 (2008/2009 – 2013/2014), Hà Lan quyết định không bán vàng.

8. Nhật Bản

Dự trữ vàng chính thức: 765.2 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 3,1%

Vào thập niên 1950, Nhật Bản chỉ dự trữ 6 tấn vàng. Năm 1959, Nhật Bản tăng mạnh dự trữ vàng khi mua vào 169 tấn. Năm 2011, Nhật Bản đã bán vàng để có tiền cho kế hoạch vực dậy nền kinh tế sau thảm họa động đất-sóng thần-hạt nhân.

7. Nga

Dự trữ vàng chính thức: 976,9 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 9,5%

Nga liên tục tăng dự trữ vàng từ năm 2006 để đa dạng hóa dự trữ ngoái hối, đồng thời nỗ lực đưa đồng Rúp trở thành một đồng tiền dự trữ của thế giới. Năm 2012, Nga tăng dự trữ vàng thêm khoảng 75 tấn, nhưng chủ yếu là mua vàng sản xuất trong nước.

6. Thụy Sĩ

Dự trữ vàng chính thức: 1.040,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 10%

Năm 1997, Thụy Sỹ tính chuyện bán một phần dự trữ vàng quốc gia vì không còn cần thiết cho các mục đích chính sách tiền tệ. Vào tháng 5/2000, Thụy Sĩ bắt đầu bán 1.300 tấn vàng mà nước này cho là dư thừa. Theo thỏa thuận CBGA 1, đã có 1.170 tấn vàng trong số này được bán. 130 tấn vàng còn lại được bán theo CBGA 2. Thụy Sĩ tuyên bố không có kế hoạch bán vàng theo CBGA3.

5. Trung Quốc

Dự trữ vàng chính thức: 1.054,1 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 1.6%

Vàng chỉ là một phần rất nhỏ trong dự trữ ngoại hối 3,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, so với tỷ lệ trung bình 10% của toàn thế giới. Xây dựng dự trữ vàng là một yếu tố quan trọng đối với Trung Quốc trong nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, và tiến tới đưa đồng tiền này trở thành một đồng tiền dự trữ.

4. Pháp

Dự trữ vàng chính thức: 2.435,4 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 69,5%

Pháp đã bán 572 tấn vàng theo CBGA2. Ngoài ra, nước này đã chuyển 17 tấn cho ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào cuối năm 2004 để đổi lấy cổ phiếu của ngân hàng này. Pháp tuyên bố không có kế hoạch bán vàng theo thỏa thuận CBGA3.

3. Italy

Dự trữ vàng chính thức: 2.451,8 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 71,3%

Italy không bán vàng theo thỏa thuận CBGA 1 và 2, đồng thời tuyên bố sẽ không bán vàng theo CBGA3. Tuy nhiên, vào năm 2011, các ngân hàng của Italy muốn mua vàng từ ngân hàng Trung ương Italy để tăng cường bảng cân đối kế toán trước cuộc kiểm tra năng lực tài chính.

2. Đức

Dự trữ vàng chính thức: 3.391,3 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 72,1%

Đức đã bán vàng theo các thỏa thuận CBGA 1 và 2 để đáp ứng nhu cầu vàng nguyên liệu cho việc đúc tiền xu vàng kỷ niệm. Theo năm đầu tiên của thỏa thuận CBGA 3 (2008-2009), ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank bán khoảng 6 tấn vàng. Từ tháng 9/2011, Bundesbank bán thêm 4,7 tấn vàng.

Sau đó, Bundesbank không bán vàng nữa. Tuy nhiên, đầu năm nay, Đức tuyên bố kế hoạch sẽ đưa toàn bộ dự trữ vàng vật chất của nước này đang cất giữ ở Paris và New York về nước.

1. Mỹ

Dự trữ vàng chính thức: 8.133,5 tấn
Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối: 75,1%

Dự trữ vàng của Mỹ đạt mức cao nhất là 20.663 tấn vào năm 1952. Kho vàng của nước này lần đầu tiên giảm dưới mức 10.000 tấn vào năm 1968.

(VN)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags:
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa