Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » TS Alan Phan: 60 tuổi không có kẻ thù… là thất bại “toàn tập”

Sau khi chúng tôi đăng tải hai luồng quan điểm trái chiều về giải cứu thị trường bất động sản, đã có một số bạn đọc cung cấp thông tin TS Alan Phan từng phải hầu toà nhiều năm.

  • >> Alan Phan: Sau lưng tôi chẳng có “bầy cá mập” nào

  • >> “Chỉ cần 30% DN tồn tại là đủ hồi sinh thị trường BĐS”

  • >> Bí mật đời kinh doanh của tiến sỹ Alan Phan


Bạn đọc “tố” TS Alan Phan dính án

Đường link bạn đọc gửi kèm chuyển tới thông tin đăng tải trên website Uỷ ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Theo đó, ông bị phạt 55 nghìn USD, phạt Công ty Hartcourt 275 nghìn USD, đồng thời cấm vĩnh viễn Alan Phan làm giám đốc hoặc nhân viên cấp cao tại bất kỳ công ty đại chúng nào (có niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ).

Qua tìm hiểu, thông tin này cũng xuất hiện trên blog riêng của TS Alan Phan. Ông từng là Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Hartcourt và là người đưa công ty này lên sàn chứng khoán Mỹ và đạt giá trị 670 triệu USD vào năm 1999. Và xuất phát từ đây, ông bị cáo buộc dùng Form S-8 để gây quỹ cho Công ty Hartcourt là sai quy tắc và đối mặt với điều tra của SEC. Ông chia sẻ đã theo kiện nhiều năm sau đó và khẳng định mình thắng kiện. Tuy nhiên, “bản án” này vẫn tồn tại từ 15.3.2005 đến nay trên website của SEC.

TS Alan Phan: 60 tuổi không có kẻ thù… là thất bại “toàn tập”

TS Alan Phan: 60 tuổi không có kẻ thù… là thất bại “toàn tập”

Trước các thông tin trên, Alan Phan cho rằng, “nếu đến tuổi 60 mà bạn không có kẻ thù, thì chắc bạn đã thất bại hoàn toàn trên mọi phương diện. Bản tính con người là ganh tị… và không ai đi đánh một con chó chết”.

“Thực ra, trong suốt 43 năm làm ăn khắp thế giới với cả ngàn thương vụ, Alan chỉ bị “quy” tội trong 4 việc chính yếu, chứ chưa bao giờ bị kết tội ở bất cứ tòa án lớn nhỏ nào trên trái đất này. Đây cũng là một thành quả đáng hãnh diện?”- Alan viết.

Quả thực vậy, tuy nhiên vẫn có một số bạn đọc sốc vì thông tin trên. “Chuyện Alan Phan kiện nhau với SEC là một hiện tượng “trứng chọi đá” ngoạn mục. Do đó, SEC đã mất 7 năm, tiêu xài của Chính phủ Mỹ hơn 3 triệu USD, để “điều tra và trị tội” Alan. Họ thất bại vì cuối cùng Alan đã thắng kiện. Nếu 62 điều tra viên của SEC không tìm được một bằng cớ Alan phạm tội, thì vài anh chị “giấu tên” trên các diễn đàn Internet biết nhiều hơn?”- ông tường thuật lại câu chuyện.

Phơi bày sự thật

Trên thực tế, Alan Phan đã kể những gì mình trải qua trong một cuốn sách đặc biệt là những cáo buộc của SEC về Công ty Hartcourt mà ông từng điều hành và nắm tới 32% cổ phần.  Trong chương 8 của cuốn sách “Niêm yết sàn Mỹ” xuất bản năm 2008, ông đã  kể tỉ mỉ về vụ việc. Ông cho rằng vụ kiện giữa cá nhân mình và cơ quan SEC làm ví dụ để nhắc nhở những khó khăn khi đi vào hệ thống pháp luật Mỹ. Chúng tôi xin tóm lược để bạn đọc dễ nắm bắt.

Từ tháng 11.1999, cổ phiếu của Công ty Hartcourt nhảy vọt từ 0,8USD lên 19USD, khối lượng giao dịch đạt gần 3 triệu cổ phiếu mỗi ngày, thị giá công ty đạt 670 triệu USD. Theo thông lệ, Hartcourt bị SEC cho vào danh sách để kiểm tra. Tháng 12.2000, SEC gửi Hartcourt một trát đòi tất cả các tài liệu công ty từ pháp lý, hành chính, tài chính của công ty và mỗi cá nhân Ban quản trị để điều tra. Alan Phan bị mời lên SEC thẩm vấn 3 lần.

Sau đó, họ còn đòi cung cấp hồ sơ tài liệu của các con Alan cũng như bạn bè thân thuộc (phải thuê một xe tải để chở hết khoảng 140 thùng hồ sơ). Suốt 3 năm kế đó, họ không tìm được một chứng cứ gì để buộc tội Alan. Nhưng hai bên đã coi nhau như kẻ thù.

Luật sư của ông là Irving Einhorn (nguyên cựu Giám đốc SEC miền Tây) đưa lời khuyên nếu có tội và chấp thuận, SEC sẽ rất dễ dãi và phạt tượng trưng rồi xếp hồ sơ lại. Nếu vô tội, mọi người sẽ phải nhức đầu và vì SEC đã bỏ ra 3 năm không kết quả và tốn kém tiền chính phủ.

Tháng 5.2003, SEC kiện Alan và Công ty Hartcourt tại tòa án dân sự Mỹ về hai vi phạm: Quảng bá 5 thông tin sai lệch về hoạt động công ty và dùng hồ sơ đăng ký S-8 để gây quỹ cho công ty. “Đây là 2 tội dân sự”, Alan Phan viết. Ông cho rằng, “họ” muốn tìm các chứng cứ để buộc tội hình sự, vì nghi ngờ có giao dịch nội gián để thổi phồng giá trị công ty. Ông Einhorn khuyên Alan nên thương lượng trả tiền phạt, nhưng không nhận lỗi.

Alan Phan không chấp nhận và vụ kiện kéo dài thêm 3 năm. Diễn tiến sự việc sau đó, SEC bỏ lời kiện đầu giữ lời kết tội Hartcourt dùng đăng ký S-8 để gây quỹ. Ngày 20.5.2005, tòa sơ thẩm liên bang đồng ý với SEC và phạt Hartcourt cùng Alan khoảng 2,5 triệu USD; cấm Alan không được làm quản trị viên của công ty công cộng Mỹ trong 5 năm.

Alan kháng cáo, và đến 29.8.2007, tòa phúc thẩm liên bang hủy bỏ án lệnh của tòa sơ thẩm và trả vụ kiện lại cho SEC. “Dĩ nhiên, SEC có thể kháng cáo lại quyết định này và có thể tôi sẽ phải mất thêm 3 năm nữa tại tòa án. Nhưng đến nay, họ không làm gì”- theo Alan.

(BLD)

Tin liên quan
Tranh cãi giữa TS Alan phan và CLB Bất động sản

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Alan Phan
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa