Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Ngân hàng “còn đất” giảm lãi suất cho vay

Phó GĐ NHNN chi nhánh TPHCM cho rằng, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra hiện nay đối với các món vay ngắn hạn ở mức 3-3,5% cho phép các ngân hàng vẫn có thể hạ lãi suất cho vay được nữa.

  • >> Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ

  • >> Lỗ hổng giao dịch thẻ ngân hàng ANZ

  • >> Ngân hàng nhận thế chấp cả lăng mộ của đại gia Hải Phòng

  • >> ACB bầu bốn thành viên mới vào Hội đồng quản trị

  • >> “Ẩn họa” của nợ xấu !

Chúng tôi vừa có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc NHNN TP. Hồ Chí Minh về việc ngân hàng đã hỗ trợ vốn vay cho DN như thế nào trong diễn biến giảm lãi suất.

Cùng với xu hướng lãi suất cho vay giảm, kênh kết nối ngân hàng – DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh liên tục được triển khai để giúp DN tiếp cận vốn ngân hàng. Thưa ông, tính đến thời điểm này tổng lượng tín dụng ưu đãi của thành phố đã bơm ra bao nhiêu?

Chương trình kết nối ngân hàng – DN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua UBND các quận, huyện đã triển khai gần 10 tháng. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã ký kết với 9 quận, huyện với tổng lượng tín dụng đưa ra hơn 2.100 tỷ đồng, với 146 DN được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ. Đây là một mô hình để chúng tôi nhân rộng đối với tất cả các thành phần kinh tế.

Theo đó, cộng với 5 lĩnh vực được cho vay ưu tiên thì tính đến nay ngành Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra khoảng gần 100.000 tỷ đồng cho hơn 22.000 DN, tạo ra cú hích cho các DN phát triển sản xuất kinh doanh trong thời điểm này. Lãi suất cho vay các khoản tín dụng này đến nay chỉ còn khoảng 9,5-10,5%/năm.

Ông Nguyễn Hoàng Minh.

Ông Nguyễn Hoàng Minh.

Kế hoạch bơm vốn ưu đãi năm 2013 sẽ tiếp tục được thực hiện như thế nào, thưa ông?

NHNN thành phố sẽ theo dõi sát các hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn cũng như các DN tham gia chương trình ký kết hỗ trợ vốn và đảm bảo giải ngân kịp thời. Nếu ngân hàng nào không giải ngân hoặc thực hiện không kịp thời, chúng tôi sẽ có phương án xử lý phù hợp.

Năm 2013, NHNN chi nhánh thành phố chủ động triển khai chương trình kết nối ngân hàng – DN ở tất cả các quận, huyện. Dự kiến trong quý II/2013 sẽ triển khai tiếp thêm 5 quận, huyện và đến tháng 10/2013 sẽ triển khai xong tại 24 quận, huyện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, ở những quận, huyện đã triển khai gói hỗ trợ nhưng ngân hàng vẫn thực hiện kết nối tiếp để đáp ứng nhu cầu cho nhiều DN hơn nữa, cũng như đưa cơ chế chính sách của Chính phủ và NHNN Việt Nam có sức lan tỏa và hiệu ứng thiết thực.

Vậy thời gian qua đã có ngân hàng chậm trễ giải ngân chưa, thưa ông?

Qua 9 quận, huyện đã ký kết chương trình kết nối ngân hàng – DN đến nay chưa có hợp đồng tín dụng nào không được thực hiện. Các hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng – DN đều đảm bảo giải ngân đúng hạn như cam kết về tổng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn vay…

Lãi suất đã giảm, nhưng nhiều DN phản ánh vẫn khó khăn vay vốn?

Theo chúng tôi đánh giá sức hấp thụ vốn của DN hiện nay yếu. Điều này do lượng tồn kho hàng hóa của nhiều DN hiện nay rất lớn và phải giải phóng được hàng tồn kho thì mới vay vốn ngân hàng được. Bên cạnh đó, vấn đề nợ xấu cần được giải quyết.

Hiện nay, mặc dù các ngân hàng rất chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu, nhưng về bản chất nợ xấu vẫn còn khi DN không trả được nợ cho ngân hàng. Như vậy khả năng vay vốn mới sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Lãi suất giảm sẽ tạo điều kiện cho các DN giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, từ đó giảm giá bán và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, theo như chúng tôi tìm hiểu và thống kê thì chi phí vốn chiếm trong giá thành của DN không phải là yếu tố quyết định, mà còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khác như: thuế (GTGT và thuế TNDN).

Nếu chúng ta có những hỗ trợ về thuế cho các DN sẽ có tác động rất lớn cho các DN thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong thời gian khó khăn này. Theo thống kê tính đến thời điểm cuối tháng 1/2013, tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn với lãi suất dưới 15%/năm chiếm 83% những món nợ cũ, kể cả các món vay trung, dài hạn.

Riêng khoảng 17% các món vay cũ không được kéo giảm lãi suất dưới 15%/năm là các món vay chứng khoán, BĐS, tiêu dùng, một phần nữa là nợ xấu. Mặc dù vậy, hiện Thống đốc NHNN đang kêu gọi các ngân hàng kéo tiếp lãi suất các khoản vay cũ về dưới 13%/năm.

Theo ông, lãi suất có thể giảm nữa không?

Tôi cho rằng chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra hiện nay đối với các món vay ngắn hạn ở mức 3-3,5% cho phép các ngân hàng vẫn có thể hạ lãi suất cho vay được nữa. Hiện nay, một số ngân hàng cũng cho vay lãi suất 9-9,5%/năm đối với một số đối tượng khách hàng ưu tiên. Trong điều kiện thanh khoản của ngân hàng hiện nay tương đối khá, việc hạ lãi suất cho vay cũng là một yếu tố để giúp các DN có thể tiếp cận được vốn ngân hàng.

Hiện nhiều DN giảm vay mượn ngân hàng. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Việc tín dụng tăng trưởng chậm đã cho thấy có những nhận định DN thoái vốn vay ngân hàng. Điều này cũng tốt đối với những DN có tỷ lệ vốn vay trên vốn tự có cao. Nhưng nguyên nhân chính khiến dòng vốn không lưu thông được do tồn kho hàng hóa và nợ xấu. Với những DN hiệu quả chúng tôi vẫn tích cực hỗ trợ vốn. Trong thời gian tới, sau khi Công ty Quản lý tài sản quốc gia ra đời, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn.

Theo thống kê tính đến thời điểm cuối tháng 1/2013, tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn với lãi suất dưới 15%/năm chiếm 83% những món nợ cũ, kể cả các món vay trung, dài hạn. Riêng khoảng 17% các món vay cũ không được kéo giảm lãi suất dưới 15%/năm là các món vay chứng khoán, BĐS, tiêu dùng, một phần nữa là nợ xấu.

(BCF)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: , ngan hang, Nguyễn Hoàng Minh
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa