Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Không gian mạng » Tencent bị phản đối vì thực hiện kiểm duyệt nội dung

Nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu Trung Quốc – Tencent hiện đang vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ cư dân mạng quốc tế do thực hiện chính sách kiểm duyệt nội dung khi cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Theo đó, không chỉ cư dân mạng Trung Quốc bị kiểm duyệt khi gửi tin nhắn văn bản chứa những từ khóa nhạy cảm theo quy định của chính phủ Trung Quốc, như “Pháp Luân Công” (bộ môn luyện khí công từng bị chính phủ Trung Quốc đàn áp dã man trong quá khứ) hay “Southern Weekend” (Phương Nam Cuối Tuần – tuần báo Trung Quốc đang gây nhiều tranh cãi về vấn đề kiểm duyệt thông tin trong nước), cư dân mạng quốc tế cũng bị lọc nội dung khi gửi tin nhắn chứa từ ngữ nhạy cảm qua ứng dụng chat trực tuyến – WeChat và nhận được thông báo với nội dung “chứa từ ngữ hạn chế” (“contains restricted words”), bất chấp việc người dùng đang sử dụng mạng riêng ảo (VPN) bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Theo đó, người dùng Trung Quốc không ngạc nhiên khi dịch vụ WeChat tuân thủ các quy định kiểm duyệt trong nước, nhưng Tencent là doanh nghiệp quốc tế, việc áp đặt các quy định kiểm duyệt trong nước khi hoạt động tại nước ngoài đang khiến công ty rơi vào nhiều rắc rối liên quan đến vi phạm quyền tự do ngôn luận tại các nước. Ứng dụng WeChat là dịch vụ nhắn tin riêng tư hơn so với mạng xã hội Weibo Sina nên càng khiến người dùng cảm thấy bị xâm phạm quyền tự do nhiều hơn.

Ứng dụng WeChat đã thu hút gần 300 triệu người sử dụng chỉ trong năm 2012

Ứng dụng WeChat đã thu hút gần 300 triệu người sử dụng chỉ trong năm 2012

Số liệu công bố gần đây cho thấy, ứng dụng WeChat đã thu hút gần 300 triệu người sử dụng chỉ trong năm 2012, trong đó số lượng người dùng quốc tế sử dụng WeChat được ghi nhận tăng đột biến. Tencent có thể sẽ đối mặt với các cáo buộc về quyền riêng tư nếu tiếp tục theo dõi và kiểm duyệt nội dung của người dùng quốc tế. Phản ứng trước những chỉ trích gay gắt từ dư luận quốc tế, ngày 10/01/2013, đại diện Tencent đã giải thích nguyên nhân một số tin nhắn WeChat không được gửi đi là do vấn đề về kỹ thuật, công ty cam kết sẽ nhanh chóng khắc phục và xin lỗi người dùng về sự bất tiện vừa qua, kèm theo lời hứa cải thiện các tính năng sản phẩm và hỗ trợ công nghệ để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên xuất hiện mối lo ngại kiểm duyệt đối với WeChat. Cuối năm 2012, các nhà bất đồng chính kiến tại Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc đang theo dõi các cuộc hội thoại thông qua WeChat, sau khi một nhà hoạt động xã hội tố cáo các tin nhắn ông gửi cho bạn bè thông qua WeChat đã bị gửi lại nguyên văn bởi lực lượng an ninh quốc gia.

Tencent bị phản đối vì thực hiện kiểm duyệt nội dung. (Ảnh minh họa)

Tencent bị phản đối vì thực hiện kiểm duyệt nội dung. (Ảnh minh họa)

Trong khi Tencent tuyên bố nghiêm túc bảo vệ dữ liệu của người dùng và tuân thủ đầy đủ luật pháp tại quốc gia đang hoạt động, các dữ liệu truy cập vẫn được truyền tải về máy chủ đặt tại Trung Quốc và trở thành đối tượng kiểm duyệt bắt buộc của chính phủ. Do đó, nếu Tencent mong muốn phát triển dịch vụ Internet ra ngoài Trung Quốc, công ty cần tách thương hiệu WeChat ra khỏi Weixin và đặt máy chủ riêng biệt tại nước ngoài để giải quyết mối lo ngại kiểm duyệt đối với người dùng.

trandaiquang.net lược dịch (Nguồn: TheNextWeb)


Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa