Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Chuyên đề » (CĐ 7) – Phần 21: ZTE không cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ

NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE

Mục lục
[ẩn]

Phần 21: ZTE không cung cấp thông tin về hoạt động nội bộ

ZTE không trả lời các câu hỏi quan trọng hoặc cung cấp thông tin hỗ trợ những khẳng định, tranh cãi cho rằng, các yêu cầu trả lời của Ủy ban về hoạt động nội bộ của ZTE sẽ khiến công ty phải chịu trách nhiệm trước những luật pháp về bảo vệ bí mật của nhà nước Trung Quốc.

ZTE thể hiện sự hợp tác và kịp thời giao nộp tài liệu cho Ủy ban trong suốt cuộc điều tra. Tuy nhiên, công ty luôn từ chối trả lời chi tiết trước các câu hỏi cụ thể, đồng thời cũng không cung cấp các tài liệu nội bộ chứng minh cho những tuyên bố của mình. Cũng giống như với Huawei, Ủy ban tập trung xem xét các mối quan hệ của ZTE với nhà nước Trung Quốc, cũng như lịch sử của công ty, các hoạt động quản lý, tài chính, R&D và cơ cấu doanh nghiệp. Ủy ban không nhận được câu trả lời chi tiết cho một số chủ đề liệt kê dưới đây. ZTE không mô tả chi tiết quan hệ tương tác chính thức của công ty với Chính phủ Trung Quốc. ZTE cũng không cung cấp thêm các thông tin tài chính ngoại trừ các thông tin đã công bố rộng rãi. ZTE không thảo luận về vai trò chính của Đảng ủy Tập đoàn ZTE mà gần đây chỉ cung cấp các thông tin cá nhân của các uỷ viên cho Ủy ban. Ủy ban cũng không nhận được thông tin chi tiết về các hoạt động kinh doanh ZTE tại Iran và các nước bị cấm vận khác. Cuối cùng, ZTE từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động của mình tại Mỹ.

Điều quan trọng đó là trong một thời gian dài ZTE cho biết không thể cung cấp các tài liệu nội bộ hoặc trả lời trước các câu hỏi của Ủy ban do lo ngại công ty sẽ vi phạm các luật về bí mật của nhà nước Trung Quốc, do đó các quan chức ZTE sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Trung Quốc. Trên thực tế, ZTE thậm chí còn từ chối cung cấp các tài liệu trình chiếu cho các nhân viên Ủy ban trong cuộc họp diễn ra hồi tháng 04/2012 do lo sợ các tài liệu chứa thông tin bí mật nhà nước. Thậm chí, ZTE không thể cung cấp các câu trả lời chi tiết cho Ủy ban vì luật pháp Trung Quốc xem xét các thông tin quan trọng ảnh hưởng đến an ninh của chế độ Trung Quốc. Mối quan tâm cốt yếu của Ủy ban đó là sự hiện diện của ZTE trong các cơ sở hạ tầng của Mỹ làm cho mối lo ngại an ninh quốc gia ngày càng gia tăng.

ZTE cho biết không thể cung cấp các tài liệu nội bộ hoặc trả lời trước các câu hỏi của Ủy ban do lo ngại công ty sẽ vi phạm các luật về bí mật của nhà nước Trung Quốc, do đó các quan chức ZTE sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Trung Quốc

ZTE cho biết không thể cung cấp các tài liệu nội bộ hoặc trả lời trước các câu hỏi của Ủy ban do lo ngại công ty sẽ vi phạm các luật về bí mật của nhà nước Trung Quốc, do đó các quan chức ZTE sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Trung Quốc

Ủy ban nhấn mạnh rằng, nhiều văn bản của ZTE chưa bao giờ được đánh số liên kết với các câu hỏi cụ thể và các tài liệu yêu cầu của Ủy ban mặc dù điều đó là điển hình cho các quy trình pháp lý chính thức, Ủy ban tin rằng, thông qua phương pháp này, ZTE đã tìm cách lảng tránh và trả lời thẳng thắn các câu hỏi. Hơn nữa, các câu trả lời của ZTE thường lặp đi lặp lại, thiếu tài liệu hoặc bằng chứng hỗ trợ và không đầy đủ.

Ủy ban cũng lưu ý rằng, ZTE từ chối tất cả các mối quan tâm về an ninh quốc gia đang nổi từ chuỗi cung cấp viễn thông toàn cầu. Công ty đã ủng hộ cho một giải pháp dựa trên một mô hình chuyển giao đáng tin cậy, trong đó phê duyệt “bên thứ ba độc lập giám định” chuyển giao “phần cứng, phần mềm, phần mềm hệ thống và các hệ thống khác trong các thiết bị để giám định”. Một mô hình ZTE tán thành sẽ bao gồm những yếu tố khác, “xem xét kỹ lưỡng và phân tích mã phần mềm”, “kiểm tra lỗ hổng và thử nghiệm xâm nhập”, “ xem xét thiết kế phần cứng và kiểm toán hệ thống sơ đồ”, “xem xét lại cơ sở vật chất và độc lập kiểm toán toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà cung cấp, kho bãi, và các hoạt động giao hàng”, “đánh giá định kỳ”.

ZTE gợi ý một mô hình như trước đó đã được đề xuất bởi Huawei và các công ty khác, tương tự một số trường hợp giới thiệu tại Anh, được áp dụng cho hầu hết các nhà cung cấp thiết bị viễn thông. Như đã thảo luận ở trên, Ủy ban vẫn còn lo ngại, mặc dù các biện pháp giảm thiểu có thể mang đến một phần hiệu quả, tuy nhiên mô hình này không đánh giá hết được bản chất của thiết bị viễn thông.

nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa