NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG AN NINH QUỐC GIA MỸ ĐẾN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG TRUNG QUỐC – HUAWEI VÀ ZTE
Phần 17: Huawei coi thường quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức và doanh nghiệp tại Mỹ
Bằng chứng cho thấy Huawei có biểu hiện coi thường quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức và doanh nghiệp khác tại Mỹ
Việc tuân thủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Huawei là một chỉ số quan trọng để xác định việc tuân thủ luật pháp Mỹ. Vì vậy, Ủy ban đã tìm thêm thông tin về lịch sử bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Huawei.
Ủy ban có lý do để tin rằng Huawei không chú ý tuân thủ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Các nhà điều tra đã nghe từ nhiều nguồn rằng Huawei có lịch sử không tốt trong việc tôn trọng quyền sở hữu của các thực thể khác. Cụ thể, một số cựu nhân viên của Huawei tiết lộ công ty cố ý sử dụng các bằng sáng chế của những công ty khác. Những tiết lộ của các cựu nhân viên đã qua quan sát và thực tiễn cho thấy Huawei không mua phần mềm ứng dụng bản quyền cho các nhân viên sử dụng. Tương tự, Ủy ban cũng nhận được thông tin từ các chuyên gia ngành công nghiệp rằng Huawei đã cố ý sử dụng và mua bán những sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế của các doanh nghiệp khác. Cuối cùng, Ủy ban nhận được một slide thuyết trình của Huawei từng cung cấp cho Văn phòng Quốc hội Mỹ cho thấy hãng vi phạm nghĩa vụ bảo hộ quyền tác giả bằng cách cố ý sử dụng trái phép những tài liệu độc quyền từ một hãng tư vấn bên ngoài.
Các quan chức Huawei luôn phủ nhận việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với công ty khác. Ngay cả trong vụ kiện với hãng Cisco mà Huawei đã buộc phải loại bỏ một số sản phẩm trên thị trường, hãng vẫn khẳng định không xâm phạm quyền lợi của Cisco. Hơn nữa, Huawei từng đề nghị bản đánh giá của chuyên gia rằng các thiết bị của hãng không có bất cứ vi phạm nào đối với bằng sáng chế của Cisco.
Lời biện hộ của Huawei không đáng tin cậy. Thứ nhất, trong vụ kiện với hãng Cisco, lời tuyên bố của Huawei rằng công ty sẽ loại bỏ những sản phẩm vi phạm không phù hợp với những báo cáo do các quan chức Huawei tại thời điểm của vụ kiện. Thứ hai, chính hãng Cisco cũng yêu cầu Huawei “cập nhật và thay đổi tất cả các sản phẩm bị cáo buộc vi phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ”. Cuối cùng, trong phiên điều trần ngày 13/09/2012, phó chủ tịch cao cấp của Huawei – Charles Ding đã từ chối trả lời các câu hỏi về việc liệu các mã của Cisco có được cài vào các thiết bị của Huawei hay không. Chiến lược gây bế tắc của ông Ding trong suốt phiên điều trần đã khiến cho những lời tuyên bố của Huawei về việc hãng không vi phạm các tài liệu được cấp bằng sáng chế của Cisco trở nên thiếu giá trị.
Ủy ban thấy rằng những phủ nhận của Huawei về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không đáng tin cậy hoặc không có bằng chứng cụ thể. Bởi vì Huawei không thể đưa ra bất kỳ tài liệu nội bộ nào để chứng minh cho những lời biện hộ của hãng, Ủy ban cho rằng Huawei thể hiện việc không xem trọng việc tuân thủ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức khác.
nguyentandung.org lược dịch (Nguồn Intelligence House)
Hiện chưa có phản hồi nào.