Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Nhật Bản điều 12 tàu chiến “dằn mặt” Trung Quốc

Những chiếc tàu có trọng tải 1.000 tấn sẽ đóng vai trò then chốt trong các hoạt động tuần tra ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu ngư.

Nhật Bản đã quyết định thành lập một đơn vị đặc nhiệm bảo vệ bờ biển hùng hậu gồm 12 tàu hải quân và 400 binh lính để bảo vệ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, sẵn sàng đáp trả sự hiện diện thường xuyên của tàu thuyền Trung Quốc ở đây.

  • >> Viên tướng “diều hâu” Trung Quốc lên tiếng hung hăng

  • >> Senkaku dễ nổ nhất trong “4 thùng thuốc súng” vây Trung Quốc

  • >> 6 con đường ngăn chặn chiến tranh Trung – Nhật

Lực lượng đặc nhiệm trên sẽ được giao nhiệm vụ thường xuyên thực hiện các chuyến tuần tra quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Để đáp ứng đủ số binh sĩ cho lực lượng đặc nhiệm bảo vệ bờ biển mới thành lập, ngoài tuyển thêm quân mới, Nhật Bản đang xem xét kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu của các sĩ quan.

Hiện tại, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản có khoảng 12.000 sĩ quan, trong số này có 2.500 người trên 55 tuổi. Điều đó có nghĩa, một số lượng lớn sĩ quan sẽ tiếp tục về nghỉ hưu hàng năm.

Tàu chiến Nhật Mỹ diễn tập (ảnh minh hoạ)

Những chiếc tàu có trọng tải 1.000 tấn sẽ đóng vai trò then chốt trong các hoạt động tuần tra ở vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu ngư. Mỗi con tàu này sẽ cần một đội thủy thủ gồm 30 người. Tuy nhiên, sẽ khó để có thể tăng số lượng tuyển quân lớn vào Trường Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhận Bản đóng tại quận Kyoto.

Để đảm bảo đủ nhân sự cần thiết, Nhật Bản có kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu hơn so với mức 60 tuổi hiện nay. Các sĩ quan lớn tuổi sẽ được giao nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động ở đằng sau trong khi những sĩ quan trẻ hơn sẽ được tung ra biển. Lớp trẻ sẽ được đưa vào biên chế của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 – đây là nơi có thẩm quyền quản lý và bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong khi đó, để tạo ra một hạm đội gồm 12 tàu hải quân, các nguồn tin cho biết, chính phủ Nhật Bản dự định sẽ đóng thêm 6 tàu có trọng tải 1.000 tấn. Kế hoạch này sẽ được đưa vào trong đề nghị bổ sung ngân sách cho năm tài chính hiện tại. Dự kiến, 6 tàu đóng mới sẽ được đưa vào hoạt động trong năm tài chính 2015.

Cùng với việc hạ thủy chiếc tàu hải quân lớn Akitsushima có trọng tải 6.500 tấn trong mùa hè này, Nhật Bản còn có kế hoạch ngừng sử dụng hai tàu khác có trọng tải 3.000 tấn. Tuy nhiên, kế hoạch chấm dứt hoạt động của hai tàu có trọng tải 3.000 tấn sẽ bị dừng lại.

Thay vào đó, những con tàu này sẽ được nâng cấp, tăng tối đa tốc độ để có thể phản ứng được trước các vụ xâm nhập vào lãnh thổ Nhật Bản của tàu thuyền Trung Quốc, nguồn tin từ Nhật Bản cho hay. Mặc dù những con tàu trên thông thường có thời gian hoạt động khoảng 25 năm nhưng quá trình đại tu, nâng cấp sẽ cho phép Lực lượng Bảo vệ Bờ biển kéo dài thời gian sử dụng các con tàu hải quân thêm 15 năm nữa.

Kế hoạch đóng 4 tàu mới có trọng tải 1.000 tấn sử dụng nguồn ngân quỹ dự trữ của năm tài chính này sẽ cho phép những con tàu mới gia nhập vào Hạm đội Senkaku trong năm tài chính 2014.

Kể từ khi chính phủ Nhật Bản mua lại 3 trong số 5 đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tuyền vào vùng tranh chấp. Tính đến thời điểm này, tàu thuyền Trung Quốc đã 21 lần ra vào lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hiện tại, có khoảng 5 tàu Trung Quốc được tin là đang tuần tra liên tục ở vùng biển tranh chấp này.

Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản số 11 chỉ có 7 tàu hải quân có trọng tải ít nhất 1.000 tấn trở lên. Vì thế, Nhật Bản đang phải điều tàu từ các lực lượng bảo vệ bờ biển khác đến bổ sung cho lực lượng số 11. Tuy nhiên, việc điều động này đang gây cản trở đến  các hoạt động và chiến dịch của Nhật Bản ở các vùng biển khác.

Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật Bản gọi là Senkaku. Cuộc tranh chấp này là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung-Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.

Sau những cuộc vờn đuổi, đụng độ đầy căng thẳng giữa tàu thuyền hai nước ở vùng biển tranh chấp, giờ đây, khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư còn phải chứng kiến những cuộc đối đầu đáng lo ngại trên bầu trời giữa máy bay hai nước.

Tin liên quan
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
  • “Lý luận của Nhật về Senkaku là ‘lý sự của kẻ trộm’”

    - 26/02/2013

  • Đến Mỹ cũng sợ “thùng thuốc súng” Trung-Nhật?

    - 26/02/2013

  • Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ

    - 26/02/2013

  • Nhật Bản liên tiếp bị Trung Quốc đe dọa, Mỹ có thể sẽ ra tay

    - 25/02/2013

  • Tướng Trung Quốc: Không thể nhịn Nhật Bản được mãi

    - 24/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

3 phản hồi đến “Nhật Bản điều 12 tàu chiến “dằn mặt” Trung Quốc”

  1. Huy Rùa Huy Rùa
    13/01/2013 - 9:39 am

    nên nhớ bấy lâu này nhật ko tập trung phát triển quân đội , mà một khi người nhật đã tập trung vào thì ko lường trước đc, giống như kinh tế, khoa học kỹ thuật của họ vậy

    Reply
  2. Nguyễn Thành Chung Nguyễn Thành Chung
    13/01/2013 - 9:57 am

    Bàn cờ thế giới – thiên biến vạn hoá – bình tĩnh tính nước – ắt có kế hay
    VN nên ngồi yên mà “ toạ sơn quan hổ đấu “ , nhúng tay vào chỉ có rách việc , nếu China và Japan có đánh nhau thật thì tình hình Biển Đông sẽ theo 1 hướng khác , có thái độ với Trung Quốc bây giờ thì chỉ là càng kích động 1 con mãnh thú đã sổng chuồng thôi , đôi lời gởi BBT

    Reply
  3. Nguyễn Thành Chung Nguyễn Thành Chung
    13/01/2013 - 10:00 am

    TQ – Japan có đánh nhau thì cũng là người giết người , chúng ta không nên vui mừng khi nhật bản ctranh với trung quốc , có ngày TQ đánh VN thì người nhật cũng cười chúng ta như vậy sao , cũng là những sinh mạng con người , đừng cười khi thấy người khác chết

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa