Cùng với các chiến đấu cơ Nhật Bản, các máy bay quân sự Mỹ cũng đã tham gia đối mặt và trinh sát máy bay chiến đấu Trung Quốc ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết, 10 chiến đấu cơ Mỹ đã áp sát các máy bay chiến đấu Trung Quốc trên vùng không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Hoàn Cầu nói rằng, một máy bay tuần tra P-3C Orion của Hải quân Mỹ đóng ở căn cứ không quân Misawa và một máy bay vận tải C-130 của Không quân Mỹ ở căn cứ Yokota đã bám đuổi phía sau các chến đấu cơ J-7 và J-10 của Trung Quốc vào tuần trước. Khi cả 2 máy bay Mỹ tới gần vùng không phận giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào hôm 10/1.
Sau khi tới gần không phận giáp Trung Quốc, các chiến đấu cơ của Bắc Kinh đã đánh chặn 2 máy bay Mỹ, theo tờ báo Sankei Shimbum ở Tokyo cho biết.
Báo cáo nói rằng, các máy bay của Không quân Trung Quốc đã phản ứng quá dữ dội với sự di chuyển của các máy bay Mỹ, cất cánh từ căn cứ của Nhật Bản.
Cùng ngày 10/1, sáu máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã xuất hiện ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, các máy bay tuần tra hải quân P-3C, EP-3 và OP-3 của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản cũng đã được phái đi để thu thập dữ liệu về các máy bay Trung Quốc. Hai máy bay cảnh báo sớm E-2C cũng đã được triển khai để ngăn chặn một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Không quân Trung Quốc và Không quân của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản.
Sang ngày 11/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng, 2 máy bay chiến đấu J-10 của họ đã theo sau 2 máy bay F-15 của Nhật Bản như một phản ứng khi máy bay Nhật Bản tiếp cận gần không phận của Trung Quốc.
Trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, các máy bay chiến đấu chỉ được tuần tra thường xuyên trên lãnh thổ Trung Quốc và lên án quyết định của Nhật Bản làm “leo thang” (!?) căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sau khi quốc hữu hóa hòn đảo này kể từ tháng 9/2012.
Trong khi đó, có những tin đồn rằng, Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã ra lệnh cho không quân của Lực lượng phòng vệ được phép bắn cảnh cáo các máy bay Trung Quốc xâm phạm vào khu vực không phận đã xác định của Nhật Bản.
Đáp lại, Tướng Quân đội Trung Quốc, ông Peng Guangqian nói rằng, nếu máy bay Trung Quốc bị tấn công, điều đó sẽ đồng nghĩa với lời tuyên chiến chiến tranh.
Ông Peng nói rằng, nếu Nhật Bản tấn công trước thì đó sẽ là một lý do hoàn hảo để Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chiến tranh ở Senkaku/Điếu Ngư.
Chỉ thị kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh cũng đã được ông Tập Cận Bình đưa ra trong bối cảnh nước này đang đối đầu nóng bỏng với một loạt nước trong khu vực vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra chỉ thị cho quân đội tăng cường năng lực chiến đấu và chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.
Trong khi đó, phản ứng trước các động thái căng thẳng diễn ra ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hôm 14/1, Không quân Mỹ đã triển khai thêm 9 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cùng 300 binh lính tới Nhật Bản cùng với khoảng 50 máy bay F-15 và các máy bay trực thăng CV-22 Osprey của Không quân Mỹ đã được triển khai trước đó.
(PNTD)
-
Senkaku dễ nổ nhất trong “4 thùng thuốc súng” vây Trung Quốc
- 27/02/2013
-
6 con đường ngăn chặn chiến tranh Trung – Nhật
- 26/02/2013
-
“Lý luận của Nhật về Senkaku là ‘lý sự của kẻ trộm’”
- 26/02/2013
-
Đến Mỹ cũng sợ “thùng thuốc súng” Trung-Nhật?
- 26/02/2013
-
Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ
- 26/02/2013
Hiện chưa có phản hồi nào.