Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giải trí » Lạ lùng cặp giường “nóng, lạnh” của “Công tử Bạc Liêu”

Tại chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng hiện có lưu giữ cặp giường nóng lạnh “trái cực” nhau được cho là của “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy.

Mới đây, PV tìm đến chùa Chén Kiểu (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) và được chiêm ngưỡng cặp giường này ngay trong chùa.

Ông Trần Văn Hai (62 tuổi), một người làm công quả sống cố cựu ở chùa, xác nhận, cặp giường này chính là của gia đình “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy. Theo ông Hai, cặp giường được nhà chùa mua lại từ người khác vào khoảng năm 1950 – 1960.

Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương.

Chiếc giường nóng với mặt giường lót bằng các miễng gỗ giáng hương.

Theo quan sát của PV, cặp giường có cấu trúc tương tự nhau, màu nâu đen, mỗi chiếc cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, nhưng có hoa văn trang trí khác nhau và điều đặc biệt ở cặp giường này là có một cái nóng và một cái lạnh. Theo ông Hai, ở phần mặt nền của chiếc giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh; còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá lớn nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.

Nói về giá trị của mỗi chiếc giường, ông Hai cho biết, thời đó nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.000 đồng, còn giường nóng khoảng 9.500 đồng. “Những năm 45, lúc đó lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, ông Hai nói.

Trải qua thời gian, dù được lưu giữ cẩn thận nhưng hai chiếc giường cũng đã có dấu hiệu xuống cấp, hiện nhà chùa không cho khách lên ngồi, nằm thử khi đến tham quan nữa mà rào lại, chỉ cho phép chiêm ngưỡng.

Ngoài cặp giường nóng lạnh, tại chùa còn giữ một chiếc bàn dài và một chiếc bàn tròn mà theo ông Hai cũng là của gia đình “Công tử Bạc Liêu”. Ngay tại chiếc bàn tròn, nhà chùa cũng có treo hình “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy.

Ông Hai cho biết, mặt bàn dài là gỗ đỏ, chân gỗ bằng cẩm lai; còn mặt bàn tròn trên lót đá, chân bằng gỗ mun đen, hai chiếc bàn đều có cấu trúc, hoa văn đẹp mắt. Theo ông Hai, hai chiếc bàn được nhà chùa mua khoảng năm 1948, trong đó bàn dài có giá 4.000 đồng, còn bàn tròn khoảng 1.200 đồng.

Những đồ vật này, theo ông Hai đã trải qua 3 đời trụ trì chùa. Vào những buổi lễ lớn hoặc ngày thường có nhiều người đến chùa tham quan, họ rất quan tâm chiêm ngưỡng khi biết đó là những đồ dùng của gia đình “Công tử Bạc Liêu” – một trong những gia đình giàu có bậc nhất ở Nam Kỳ lục tỉnh.

Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.

Chiếc giường lạnh với những miếng đá lớn lót làm mặt nền.

Qua tìm hiểu một số tưu liệu, gia đình “Công tử Bạc Liêu” có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi), đây là nơi gia đình Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền.

Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.

Bàn tròn có mặt bàn làm bằng đá, có nhiều hoa văn độc đáo.

Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (Khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lại cẩn xà cừ, giường, tủ…vào cất giữ trong Nhà Lầu. Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói ở trên là những đồ vật ở Nhà Lầu trước đây.

Bàn dài làm từ gỗ quý của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.

Bàn dài làm từ gỗ quý của gia đình "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.

Nói về nguồn gốc của những đồ vật đang được lưu giữ ở chùa Chén Kiểu, khi tiếp xúc với PV, ông Trần Trinh Đức (con trai “Công tử Bạc Liêu” Trần Trinh Huy) xác nhận, các đồ vật ở chùa Chén Kiểu đều là của cha ông ngày xưa.

(BKTO)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Bạc Liêu, co vat, công tử, Công tử Bạc Liêu, nha chua, nhà lầu, đại gia, đốt tiền
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!
Ý kiến bạn đọc
    • Tổng bí thư

      Nguyễn Phú Trọng

    • Chủ tịch nước

      Trương Tấn Sang

    • Chủ tịch Quốc hội

      Nguyễn Sinh Hùng

    • Biển đảo Việt Nam

      Trường sa - Hoàng sa