Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Kinh tế – Chính trị » Hướng dòng tín dụng đến các thôn bản Tây Nguyên

Vốn tín dụng chính sách đã đến tất cả các thôn bản, vùng sâu vùng xa, giúp trên 41.703 hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho gần 11.571 lao động có việc làm…

Sẽ có thêm các gói tín dụng ưu đãi giúp Tây Nguyên phát huy thế mạnh về cây cà phê.

Sẽ có thêm các gói tín dụng ưu đãi giúp Tây Nguyên phát huy thế mạnh về cây cà phê.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Tây Nguyên đến cuối năm 2012 đạt 104.483 tỷ đồng, tăng 13,46% (cao hơn mức tăng chung của cả nước), trong đó dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 50,77% và có mức tăng trưởng 27,8% (gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn) với sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại.

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng cũng tham gia các dự án lớn, dự án trọng điểm góp phần vào thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, như các dự án thủy điện, dự án đường dây truyền tải điện 500 kV, 220 kV…

Bên cạnh hoạt động tín dụng thương mại phục vụ phát triển kinh tế, ngành ngân hàng cũng đẩy mạnh tín dụng chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực.

Đến 31/12/2012, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai gần 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 11.664 tỷ đồng, tăng 11,97% so với 31/12/2011 với gần 260.000 lượt khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này.

Vốn tín dụng chính sách đã đến tất cả các thôn bản, vùng sâu vùng xa, giúp trên 41.703 hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho gần 11.571 lao động có việc làm; hơn 81.600 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; xây dựng trên 143 ngàn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, trên 54 ngàn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách và hơn 1,7 ngàn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên lần thứ hai (2013) sẽ khai mạc ngày mai (12/4) ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cho biết điểm mới của hội nghị lần này là sự tham gia tích cực của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại thông qua việc cung ứng vốn cho phát triển kinh tế – xã hội bằng các hình thức ký cam kết tài trợ tín dụng đến từng doanh nghiệp, từng dự án cụ thể.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, dự kiến các ngân hàng thương mại (chủ yếu là 4 ngân hàng lớn là BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank) sẽ ký cam kết cho vay đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng ở khu vực Tây Nguyên.

Vốn cho vay sẽ được tập trung vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, du lịch, khoáng sản, thuỷ điện. Tập trung đầu tư vào các cây công nghiệp dài ngày phù hợp với địa bàn Tây Nguyên như cà phê, hồ tiêu, cao su… Riêng đối với cây cà phê, ngoài cho vay trồng và chăm sóc ngành ngân hàng sẽ cho vay để chế biến sâu và tái canh các vườn cà phê già cỗi.

Cùng với việc cho vay đầu tư các công trình trọng điểm, dự án lớn có sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong vùng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, NHNN sẽ mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và an sinh xã hội. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số để từng bước nâng cao mức sống của người dân và xóa nghèo bền vững, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

(VGP)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa