Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc Phòng – Biển đảo » Vũ khí của Bắc Triều Tiên sẽ nhả đạn?

“Bắc Triều Tiên không giấu diếm rằng, trong trường hợp bùng nổ xung đột, họ sẽ giáng đòn tấn công vào các căn cứ trên đảo Okinawa”…

“Nếu một khẩu súng lục xuất hiện trong một câu chuyện, cuối cùng nó tất phải nhả đạn”. Theo ý kiến của một số chuyên gia, cụm từ nổi tiếng của nhà văn Nga kinh điển Anton Chekhov được áp dụng không chỉ đối với nghệ thuật sân khấu mà còn trong chính trị. Đặc biệt nếu nói về đợt căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.

  • >> Vụ phóng Tên lửa Triều Tiên đã thất bại như thế nào?

  • >> Triều Tiên dựng đài quan sát Hàn Quốc

  • >> Vén màn bí ẩn cuộc sống ở Triều Tiên

  • >> Ông Kim Jong-un bất ngờ lộ diện mang thông điệp gì?

  • >> Triều Tiên sẽ khởi động lại cơ sở hạt nhân Yongbyon

Các chuyên viên không loại trừ khả năng, sự đối đầu gay gắt hiện nay có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Giám đốc Viện địa chính trị quốc tế của Nhật Bản, tướng không quân nghỉ hưu Yoshinaga Hayashi cũng chia sẻ sự lo ngại này: “Những lời đe dọa trống rỗng làm giảm uy tín của Kim Jong-un.

Tôi cho rằng, ở Bắc Triều Tiên, điều đặc biệt quan trọng là những lời tuyên bố của nhà lãnh đạo phải được củng cố bằng hành động cụ thể. Trong bối cảnh khi tất cả chúng ta đang chứng kiến sự leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, không thể nói rằng, đây chỉ là những lời tuyên bố trống rỗng”.

Kim Jong Un đi thị sát các đơn vị quân đội

Xét theo phản ứng của Chính phủ Nhật Bản, Tokyo rất coi trọng mối đe dọa từ phía Bắc Triều Tiên. Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã hứa sẽ tấn công vào các thành phố của Nhật Bản trong trường hợp có chiến tranh. Và quân đội Nhật Bản áp dụng các biện pháp cần thiết.

Ở trung tâm Tokyo đã bố trí các tổ hợp tên lửa phòng không Patriot. Trước đó, Nhật Bản đã triển khai hệ thống phòng không Aegis ở vùng biển Nhật Bản. Theo ý kiến của chuyên viên Nhật Bản học của Nga Valery Kistanov, nước Nhật có đủ lý do để lo ngại. Nếu trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ cuộc xung đột thì các tên lửa của Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ bay đến Nhật Bản, đến các căn cứ của Mỹ ở Okinawa. Bắc Triều Tiên coi Mỹ là kẻ thù chính.

Ông Kistanov nói: “Bắc Triều Tiên không giấu diếm rằng, trong trường hợp bùng nổ xung đột, họ sẽ giáng đòn tấn công vào các căn cứ trên đảo Okinawa. Tình hình trở thành trầm trọng hơn do thực tế rằng, các tên lửa của Bắc Triều Tiên có độ chính xác không cao, vì thế có thể rơi vào các thành phố của Nhật Bản.

Trong khi đó, Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng, và do đó không có đòn bẩy riêng để ảnh hưởng đến tình hình. Ngoài ra, Nhật Bản khiến Bắc Triều Tiên bất bình nghiêm trọng vì Tokyo tích cực thúc đẩy các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Bình Nhưỡng tại Hội đồng Bảo an.

Nhật Bản coi đó là phương tiện chủ yếu gây áp lực lên Bình Nhưỡng để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Hành động này của Tokyo làm tăng tình cảm chống Nhật mạnh mẽ tại Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, theo tôi, mối lo ngại của Nhật Bản trước nguy cơ từ phía Bắc Triều Tiên bị phóng đại quá mức. Ngay từ đầu đã được rõ rằng, đây là những lời nói khuyếtch trương, dọa nạt trống rỗng. Đủ để nói rằng, người nước ngoài không rời khỏi Bắc Triều Tiên, các đại sứ quán ở Bình Nhưỡng đã không đóng cửa”.

Chuyên viên Konstantin Asmolov đồng ý với quan điểm rằng, dù Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên lấy giọng đe dọa, nhưng sẽ không có chiến tranh. Theo quan điểm của ông, Bắc Triều Tiên kích động tình hình căng thẳng để có sự nhượng bộ từ phía các đối thủ và nhận viện trợ kinh tế.

Ông Asmolov cho rằng, Bắc Triều Tiên sẽ không bắt đầu cuộc xung đột quân sự, bởi vì đối với họ đó là hành động tự vẫn. Mỹ và các đồng minh của họ có lợi thế quân sự khổng lồ, và trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, Bình Nhưỡng không có cơ hội dù là nhỏ giành chiến thắng. Chuyên viên Asmolov nói: “Tôi nghĩ rằng, nên chú ý đến các công việc cụ thể chứ không phải đến những lời tuyên bố: trên thực tế, bên nào kích động tình hình căng thẳng không phải trên lời nói mà bằng những việc làm. Ở phía Bắc, không có dấu hiệu tổng động viên.

Quân dự bị đang giúp nông dân thu hoạch vụ mùa. Trong khi đó, Hàn Quốc đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự lần thứ 10 kể từ đầu năm 2013, với sự tham gia của 200 nghìn binh lính. Họ tập luyện bắt giữ các cơ sở quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, tập luyện giáng đòn tấn công hạt nhân vào miền Bắc.

Và trên thực tế, hiện nay Bắc Triều Tiên chỉ có lối thoát duy nhất – cố gắng gây ấn tượng rằng, trong trường hợp xung đột quân sự, chiến thắng của phía bên kia sẽ là một chiến thắng Pyrrhic, tức là phải trả bằng một giá đắt. Hy vọng rằng, sẽ không có những hành động khiêu khích và sự cố. Dù đưa ra những lời tuyên bố hiếu chiến, nhưng thực ra Bắc Triều Tiên vẫn muốn đàm phán, nhưng với tư thế bình đẳng chứ không phải như là một nước bị xua đuổi”.

Trên thực tế, hiện nay, tình trạng công việc trên bán đảo Triều Tiên tùy thuộc không chỉ vào Bắc Triều Tiên mà chủ yếu vào lý trí lành mạnh của những nước khác: họ phải đồng ý từ bỏ sự leo thang cuộc xung đột và không gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, và cuối cùng ngồi vào bàn đàm phán. Ở đây không còn phương án thay thế nào khác: hoặc đàm phán hoặc chiến tranh.

Chiến tranh ở Triều Tiên sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Tiềm năng tự vệ thực sự của Bắc Triều Tiên trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự là khá hạn chế. Tuy nhiên, nếu Bắc Triều Tiên thất bại quân sự, Hoa Kỳ và các đồng minh cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Những khó khăn này không chỉ liên quan với sự tàn phá do các lực lượng Quân đội Nhân dân Triều Tiên gây ra. Chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ, ông Vasily Kashin cho rằng vấn đề cấp bách hơn nhiều là bảo vệ dân thường của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Theo nhiều nhà phân tích, trong trường hợp xung đột vũ trang trên bán đảo Triều Tiên xảy ra, Bắc Triều Tiên sẽ bị chiến dịch không quân lâu dài của Mỹ tấn công, đặc biệt là để phá hoại hệ thống phòng không, làm tê liệt hệ thống giao thông và hệ thống quản lý, phá hủy dần dần của các đơn vị cơ giới và cuối cùng Bình Nhưỡng thất bại là điều không thể tránh khỏi.

Đồng thời, Bắc Triều Tiên cũng sẽ có thể gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế và gây tổn thất dân sự cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bắc Triều Tiên có số lượng lớn các hệ thống pháo tự hành và pháo kéo, hầu hết trong số đó tập trung ở khu phi quân sự và các vị trí có thể tấn công Seoul. Đó là những thiết bị thô sơ nhưng rất mạnh, chẳng hạn như súng tự hành 170-mm “Koksan” có thể giáng đòn mạnh mẽ đến các khu vực đông dân cư của Hàn Quốc, trước khi chúng bị không quân đối phương tiêu diệt.

Bắc Triều Tiên có hàng trăm tên lửa “Rodong” và “Scud” với những phiên bản sửa đổi khác nhau có tầm xa từ vài trăm đến 1.500 km, cũng như các tên lửa với phạm vi khoảng 120 km, sao chép từ tên lửa của Liên Xô “Point”. Nhiều khả năng, những tên lửa này có độ chính xác thấp và không hiệu quả về mặt quân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp tấn công vào các khu dân cư Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng có thể gây tổn thất lớn về người, và trong trường hợp bắn trúng các cơ sở hạt nhân hoặc ngành công nghiệp hóa chất thì hoàn toàn có khả năng gây ra thảm họa sinh thái.

Cuối cùng, bản thân chiến dịch oanh tạc không thể dẫn đến sự hủy diệt Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Đất nước này có một mạng lưới mạnh mẽ các cấu trúc ngầm, bao gồm các xí nghiệp ngầm, kho cung cấp, hầm tạm trú cho quân đội và công chúng.

Một phần đáng kể lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên (khoảng 90.000 theo Military Balance, theo các nguồn khác 120-200 nghìn người) đa số là bộ binh gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động ở địa hình miền núi chống lại đối phương công nghệ cao. Với địa hình phức tạp, quân Mỹ tiến vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên có thể gặp nhiều khó khăn và kèm theo những tổn thất lớn, ngay cả khi hệ thống kiểm soát lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên bị vô hiệu hóa.

Một yếu tố vô hình khác là tinh thần chiến đấu của các lực lượng Bắc Triều Tiên, tại thời điểm này, không có lý do nào để mong đợi sự đào ngũ đông đảo và suy giảm tinh thần yêu nước của quân đội Bắc Triều Tiên trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Vì vậy, cuộc chiến tranh Triều Tiên sẽ khiến cho đất nước bị thiệt hại và tàn phá, còn đối với Mỹ và đồng minh của họ, chiến tranh sẽ dẫn đến các hàng ngàn nạn nhân từ dân thường, thiệt hại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế, cũng như một chiến dịch lâu dài tốn kém về kinh tế và tổn thất về chính trị để tấn công Bắc Triều Tiên.

Khi tiến hành một chiến dịch như vậy chắc chắn cũng sẽ gây căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh ở một bên và giữa Trung Quốc và Nga ở bên khác. Nga và Trung Quốc không thể để cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chuyển sang khu vực ảnh hưởng của Mỹ và sẵn sàng sử dụng các công cụ chính trị khác để ngăn chặn điều đó.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề nghiêm trọng về thâm hụt ngân sách của Mỹ, tình hình như vậy trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với nền kinh tế toàn cầu và sự ổn định kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ.

Vì vậy, một cuộc chiến tranh với tư cách là hậu quả quyết định có ý thức của lãnh đạo Hoa Kỳ hay Bắc Triều Tiên dường như khó xảy ra. Đồng thời, chúng ta cũng không thể loại trừ sự bùng nổ chiến tranh vì hoàn cảnh hay hành động độc lập của phe phái hoặc nhóm lợi ích nào đó.

(VOR)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Triều Tiên
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa