Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » An Ninh – Quốc Phòng – Biển đảo » Trung Quốc liệu có thể chia thân để đối phó trên biển Đông?

Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong) số ra ngày 15/1, các quan chức Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tuyên bố rằng quân đội nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Tuy nhiên, hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với thách thức chưa từng có khi chia thân năm bảy đối phó trên các mặt trận gồm biển Đông, biển Hoa Đông và Ấn Độ Dương.

  • >> 6 con đường ngăn chặn chiến tranh Trung – Nhật

  • >> “Lý luận của Nhật về Senkaku là ‘lý sự của kẻ trộm’”

  • >> Đến Mỹ cũng sợ “thùng thuốc súng” Trung-Nhật?

Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông đã có từ lâu. Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Hoàn cầu, kể từ khi Mỹ thực hiện chính sách quay trở lại châu Á, Trung Quốc bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các hành động của Mỹ ở đây. Lý do mà Bắc Kinh đưa ra là, biển Đông không chỉ liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc mà còn liên quan đến “sinh mệnh” của nước này. Không có biển Đông, địa chính trị hàng hải của Trung Quốc sẽ không tồn tại một chút nào, tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh.

Một trong số ít nhất 5 căn cứ Không quân Trung Quốc đã xây dựng gần biên giới với Ấn Độ

Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp có những hành động đơn phương kiểm soát biển Đông như: cho phép cảnh sát biển chặn và lục soát tàu tại nhiều khu vực trên biển Đông; đẩy mạnh hoạt động tuần tra vùng biển xung quanh cái gọi là “TP Tam Sa”; in hộ chiếu đường lưỡi bò… và mới đây nhất là phát hành trên toàn quốc bản đồ mới, trong đó gộp 130 đảo lớn nhỏ ở biển Đông vào “địa hình Trung Quốc”. Những hành động này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực biển Đông, đặc biệt là Philippines – quốc gia đang tìm sự hậu thuẫn ở Mỹ và Nhật Bản.

Tại biển Hoa Đông, từ năm 2011, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trở nên căng thẳng vì tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mặc dù Mỹ tuyên bố giữ lập trường trung lập trong các cuộc tranh chấp ở châu Á nhưng liên minh Mỹ-Nhật khiến Trung Quốc khó giải quyết vấn đề biển Hoa Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu nhận định.

Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải ở biển Hoa Đông ngày càng leo thang, Trung Quốc phải đau đầu đối phó với hàng loạt hành động cứng rắn của Nhật Bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe đắc cử. Hiện Nhật Bản đang lên kế hoạch điều động lực lượng chiến đấu cơ F-15 đến “trực chiến” gần nhóm đảo Senkaku. Đồng thời, nước này cũng sẽ thành lập một đội canh gác Senkaku 24/24 với đội ngũ hàng trăm sĩ quan, nhân viên để tập trung bảo vệ vùng biển chủ quyền xung quanh nhóm đảo này.

Tàu cá Trung Quốc trở về cảng Tam Á (tỉnh Hải Nam) sau khi đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong suốt 4 tháng qua, Trung Quốc đã 21 lần cử tàu công vụ đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Trung Quốc cũng đang phải đầu tư đóng thêm các tàu hải giám trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu với Nhật Bản và các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, chính phủ Trung Quốc đã quyết định đóng thêm 36 tàu hải giám hiện đại công nghệ cao vào năm 2015. Trong số đó có 7 tàu loại 1500 tấn và 15 tàu 1000 tấn, 14 tàu 600 tấn, kích thước tương đối lớn hơn những tàu Hải giám đang hoạt động hiện nay. Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết nước này sẽ tân trang và sử dụng các tàu hải quân biên chế cho lực lượng hải giám nhằm tăng cường các nỗ lực “kiểm soát” hàng hải ở các vùng biển đảo tranh chấp.

Với Ấn Độ Dương, Trung Quốc không có một kênh kết nối trực tiếp nào. Một số nhà chiến lược gợi ý thiết lập một kênh thông qua Myamar nhưng có nhiều nhân tố bất ổn ở đây.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Myanmar đang tìm cách tối đa hoá các lợi ích quốc gia của riêng nước này. Trước đây, Myamar dựa vào Trung Quốc nhưng giờ đây nước này đang bắt tay với cả Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Hôm 9/1 vừa qua, Trung Quốc đã điều động binh sĩ, xe thiết giáp và các hệ thống quan sát tới khu vực biên giới giáp với Myanmar. Lý do mà Trung Quốc đưa ra là lo ngại bạo lực leo thang tại khu vực này vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc lại không nêu rõ số lượng cũng như thành phần nhóm quân này.

Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, các binh sĩ Trung Quốc tới khu vực giáp biên với Myanmar nhằm “nắm bắt tình hình” bởi vì các vụ nã pháo trong cuộc xung đột giữa quân đội Myanmar và lực lượng phiến quân tại Kachin đã khiến nhiều dân thường bỏ chạy sang phía Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc thậm chí còn đưa tin đạn pháo còn nã trúng một ngọn núi bên lãnh thổ Trung Quốc.

Trong khi đó, các nguồn tin quân sự cho biết số lượng binh sĩ mà Trung Quốc tăng cường lên tới hàng trăm cùng nhiều xe bọc thép và các hệ thống quan sát.

Tại biên giới với Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang phải căng mình đối phó với sự phát triển lực lượng quân sự của Ấn Độ. Thời báo Hoàn Cầu ngày 14/1 dẫn nguồn tin tờ India Times cho biết, ngoài 2 lữ đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn tăng thiết giáp độc lập, New Delhi còn thành lập thêm một đơn vị đặc biệt tác chiến tại địa hình biên giới đồi núi giữa Ấn Độ với Trung Quốc.

Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần tra Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Ấn Độ cũng đang tích cực nghiên cứu chế tạo dòng tên lửa đạn đạo Agni-5 và Agni-4, đồng thời bố trí các chiến đấu cơ Su-30MKI mới sắm của Nga, máy bay do thám không người lái, trực thăng vũ trang và tên lửa không quân ở biên giới Đông Bắc.

Hiện tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Ấn Độ đã đồng ý với phương án xây dựng một đơn vị quân đội chuyên tác chiến tại địa bàn biên giới rừng núi giáp với Tây Tạng – Trung Quốc, tuy nhiên nó vẫn phải đợi Ủy ban An ninh Nội các Ấn Độ thông qua.

Tổng hành dinh của lực lượng đặc biệt này được đặt tại bang Tây Bengal. Một nguồn tin nói rằng lực lượng này sẽ được biên chế thành 2 cánh quân phản ứng nhanh để đối phó với các cuộc tấn công có thể đến từ 2 hướng, Trung Quốc và Pakistan.

Trung Quốc đã bố trí ít nhất 5 căn cứ không quân, xây dựng tuyến đường vận tải chiến lược dài tổng cộng 58 triệu km. Theo Thời báo Hoàn Cầu, với hệ thống đường chiến lược như vậy, Trung Quốc có thể kéo khoảng 30 sư đoàn chủ lực ra sát biên giới với Ấn Độ, trong đó mỗi sư đoàn có khoảng 15 ngàn quân.

Rõ ràng, Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chưa từng có trên con đường tìm kiếm ảnh hưởng trên biển nói riêng và trong khu vực nói chung.

MM (BPNVĐS)

Tin liên quan
Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư
  • Thủ tướng Nhật Bản thề quyết không nhượng bộ

    - 26/02/2013

  • Nhật Bản liên tiếp bị Trung Quốc đe dọa, Mỹ có thể sẽ ra tay

    - 25/02/2013

  • Tướng Trung Quốc: Không thể nhịn Nhật Bản được mãi

    - 24/02/2013

  • Bộ trưởng Philipines tuyên bố đầy thách thức

    - 23/02/2013

  • Thủ tướng Nhật Shinzo Abe “không tha thứ” thách thức từ Trung Quốc

    - 23/02/2013

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook

Một phản hồi đến “Trung Quốc liệu có thể chia thân để đối phó trên biển Đông?”

  1. Lê Minh Chiến Lê Minh Chiến
    16/01/2013 - 1:42 am

    Bác Dũng nhà mình nhìn Thật giản dị ……………./chum-anh-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tham-rong-lua-s-300-toi-tan-cua-viet-nam.html

    Reply

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa