Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Thời sự » Triều Tiên khát khao được như Việt Nam

Chuyện kể rằng, có một doanh nhân Hàn Quốc là chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp lớn sang Việt Nam. Người Việt hỏi “Ông sang đây, thấy kinh tế Việt Nam cách Hàn Quốc bao nhiêu năm? Ông ta trả lời: Chừng 5-10 năm. Người Việt thoáng buồn. Nhưng ông ta nói tiếp một câu: Thế nhưng về thống nhất đất nước, chúng tôi cách Việt Nam không biết bao nhiêu năm?”

Chỉ qua một câu nói của doanh nhân Hàn Quốc thôi cũng thấy chứa đựng những trăn trở thời cuộc, niềm khát khao đến cháy bỏng của những người dân thường sống trong cảnh đất nước bị chia cắt. Quan sát những động thái gần đây của lãnh đạo hai nước cho thấy, vần đề không phải ở chỗ quyết định của lãnh đạo hai miền như thế nào mà là ai cho họ được thống nhất? Khi tất cả mọi nhất cử, nhất động của họ đều có sự can, thiệp bảo trợ của Mỹ và Trung Quốc. Rõ ràng Hàn Quốc phụ thuộc Mỹ, còn Bắc Triều Tiên từ lâu đã trở thành đồng minh thân cận của Trung Quốc. Với chính sách ba không “không hạt nhân, không thống nhất, không chiến tranh” của Trung Quốc và chiến lược quay trở lại Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ thì thử hỏi làm sao mà thống nhất được?

Ảnh minh họa.

Tin rằng nếu không có sự can thiệp đằng sau của Mỹ – Trung thì hai miền Triều Tiên có thể sẽ thống nhất mà chẳng tốn một viên đạn nào, người dân nơi đây sẽ được hân hoan trong niềm vui thống nhất trọn vẹn. Thậm chí với sự kết hợp những tiềm lực thế mạnh của hai nước thì chắc chắn họ sẽ như đại bàng được chắp thêm đôi cánh thép, trở thành quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự… Vậy nên nếu đất nước thống nhất sẽ là quyết định chứa đựng đầy tình người và tính nhân văn cao đẹp hơn gấp trăm ngàn lần việc đem tên lửa, súng ống chĩa vào nhau.

Thực tế, không chỉ riêng người dân mà các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên đều mong muốn thống nhất. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng từng tuyên bố có thể sẽ tổ chức đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và kêu gọi đối thoại để xây dựng sự tin cậy. Hàn Quốc nhận thấy việc thống nhất với Triều Tiên sẽ góp phần mở rộng tiềm lực tăng trưởng kinh tế thông qua lực lượng lao động, vốn đầu tư, năng lực sản xuất và hợp tác kinh tế gia tăng.

Trong diễn văn đầu năm mới 2013, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã kêu gọi chấm dứt sự đối đầu giữa hai miền Triều Tiên. Ông nhấn mạnh: “Vấn đề quan trọng trong việc kết thúc tình trạng chia cắt đất nước và đạt được sự thống nhất là loại bỏ hành vi đối đầu giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Những tư liệu trong quá khứ của mối quan hệ liên Triều cho thấy sự đối đầu giữa hai miền chẳng đi đến đâu, chỉ dẫn đến chiến tranh mà thôi”.

Cuộc đối thoại ngắn giữa doanh nhân Hàn Quốc với người Việt cũng đủ khiến người Việt thấy lòng mình đầy tự hào, bồi hồi nhớ về ngày 30/4/1975 lịch sử. Có lẽ chỉ có người ngoài, những người đồng cảnh, người ta mới nhìn thấy cái vĩ đại của một dân tộc khác, bởi vì đó chính là niềm mơ ước đến khát khao, cháy bỏng của dân tộc họ.

Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Kết bạn với Thủ tướng trên Facebook
Thích và chia sẻ bài này trên Facebook
Tags: Bắc Triều Tiên
Share on Link Hay! Share on Facebook! Tweet This!

Hiện chưa có phản hồi nào.

Gửi phản hồi

  • Tổng bí thư

    Nguyễn Phú Trọng

  • Chủ tịch nước

    Trương Tấn Sang

  • Chủ tịch Quốc hội

    Nguyễn Sinh Hùng

  • Biển đảo Việt Nam

    Trường sa - Hoàng sa