Dường như Bình Nhưỡng có máy in cùng loại với máy in chìm (hoặc ép) được sử dụng bởi Cục Khắc và In ấn của Mỹ.
Cuộc đàm phán có ý nghĩa đặc biệt “quan trọng” giữa Mỹ và các quan chức Triều Tiên đã bước sang ngày thứ 2. Theo các suy đoán, trong cuộc đàm phán lần này, ngoài những vấn đề quốc tế nóng hổi, Mỹ sẽ đề cập tới một nội dung làm các quan chức nước này đau đầu bấy lâu nay là những đồng 50 USD và 100 USD giả hay còn được mật vụ Mỹ gọi là “superdollars”.
Theo một điều tra viên nói với Europol “Superdollars” là thuật ngữ dùng để chỉ là đồng đô la Mỹ không được làm ra bởi chính phủ Mỹ” và chỉ có ngân hàng Dự trữ Liên bang được trang bị các thiết bị phát hiện công nghệ cao mới có thể phân biệt được chúng.
Biệt danh “Superdollars” không phải xuất phát từ bất cứ tài năng đặc biệt ở Bắc Triều Tiên mà đó là vấn đề về thiết bị. Trong những vụ in bạc giả được cảnh sát Mỹ đưa ra ánh sáng từ trước tới nay, những đồng đô la đều được sản xuất bằng máy in để bàn. Nhưng dường như Bình Nhưỡng có máy in cùng loại với máy in chìm (hoặc ép) được sử dụng bởi Cục Khắc và In ấn của Mỹ.
Vào năm 1989, ngay trước sự sụp đổ của Bức tường Berlin, người ta tin rằng Bắc Triều Tiên đặt chiếc máy in trên tại một cơ sở bí mật tại Đông Đức, nơi họ làm ra các hộ chiếu giả và các tài liệu bí mật khác. Họ còn kiếm được loại giấy công nghệ cao được dùng để làm ra những đồng đô la thật và mực in được mua của một công ty Thụy Sĩ chuyên cung cấp mực in tiền cho chính phủ Mỹ.
Giới phân tích cho rằng những đồng 50 USD, 100 USD giả được Triều Tiên làm ra với mục đích giảm sức ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ thông qua việc làm cho các đối tác hoài nghi về tiền tệ của nước này. Lịch sử đã từng ghi nhận nhiều sự kiện tương tự như Napoleon làm giả đồng Rúp, người Đức sản xuất USD và đồng bảng Anh giả trong Thế Chiến II.
“Superdollars” thường được sử dụng trong chiến tranh kinh tế, nhưng động cơ của Bình Nhưỡng là chính trị. Trong năm 2009, cải cách tiền tệ của Bình Nhưỡng đã khiến đồng won mất giá 100 lần. Tuy nhiên, chúng lại gây ra tác hại cho chính Bình Nhưỡng khi các khoản tiết kiệm của người dân “bốc hơi” chỉ sau 1 đêm đã đẩy cuộc sống vốn nghèo khó của họ càng chìm sâu trong khủng hoảng. So với việc phá giá tiền tệ, tạo ra tiền mặt nhanh chóng bằng cách làm giả có vẻ ổn định hơn.
Washington còn tin rằng Bình Nhưỡng dùng “superdollar” để mua rượu vốt-ka và tên lửa. Tháng 12 năm ngoái, tòa án tối cao của Ireland đã bác bỏ yêu cầu của Mỹ dẫn độ cựu Chủ tịch Đảng Công nhân Sean Garland bị cáo buộc có liên quan tới các vụ “superdollars”. “Superdollars” có thể là một phần của nỗ lực có được nguyên liệu cho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Kể từ khi “superdollars” đầu tiên được phát hiện khoảng một thập kỷ trước, Mỹ tin rằng Triều Tiên đã bỏ túi khoảng 15 triệu USD đến 25 triệu USD một năm từ hoạt động này. Một số báo cáo còn cho rằng lợi nhuận lên tới hàng trăm triệu đô la.
NH (Time)
Hiện chưa có phản hồi nào.